Tây Ninh: Thủ phủ mới của ngành chăn nuôi

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, những năm gần đây tỉnh Tây Ninh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào khu vực kinh tế này, mang tới sự phát triển vượt bậc, trở thành 'thủ phủ mới' của ngành chăn nuôi nước ta.

Trần Trung - Lê Bình  | 

Tây Ninh: Thủ phủ mới của ngành chăn nuôi

Tự động

Tây ninh: Thủ phủ mới của ngành chăn nuôi

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Đầu tư nông nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, với đặc điểm địa hình của một cao nguyên, lại mang dáng dấp sắc thái của đồng bằng, thêm tiềm năng quỹ đất dồi dào, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh là điều kiện thuận lợi để Tây Ninh thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi.

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở Tây Ninh có sự chuyển biến mạnh, liên kết chặt chẽ giữa các khâu: chăn nuôi, cung cấp thức ăn, thuốc thú y, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm việc tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt, hàng năm, Tây Ninh có thêm nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi với quy mô lớn, hứa hẹn nhiều đột phá, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiêp.

Minh chứng, từ năm 2016 đến nay, địa phương này thu hút 162 dự án xin chủ trương đầu tư,chỉ tính riêng năm 2022, ngành chức năng đã thẩm định, cho ý kiến kịp thời và đúng quy định 113 dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, hầu hết những dự án đầu tư đến với Tây Ninh đều có quy mô lớn, hiện đại đóng góp không nhỏ vào sự phát triển ngành chăn nuôi tại địa phương. Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân cho biết:

Băng: Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân

“Tây Ninh là tỉnh khá thuận lợi về chăn nuôi bởi thứ nhất mật độ chăn nuôi của tỉnh vẫn còn thấp, còn nhiều dư địa để phát triển, địa phương cũng có những cánh đồng, những cánh rừng cao su lớn tạo vùng đệm, cách ly tự nhiên, an toàn. Thứ hai thời tiết khí hậu Tây Ninh khá ổn định, không quá lạnh, không quá nóng. Thứ 3 nguông nước rất là tốt, cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thống thủy lợi, thứ 4 Tây Ninh khá gần với thị trường tiêu thụ là TP.HCM và vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn như Đồng Nai, Bình Dương, việc vận chuyển thức ăn trong chăn nuôi tương đối thuận lợi. Đó là những điều kiện để cho nông nghiệp Tây Ninh có thể phát triển, đặc biệt là đối với ngành chăn nuôi của tỉnh”.

Hiện chăn nuôi heo tại Việt Nam vẫn duy trì tình trạng nhỏ lẻ kéo dài nên thường không đảm bảo về giống heo cũng như chất lượng thức ăn, khiến khả năng sinh sản, sinh trưởng chỉ đạt 85-90% thế giới.

Những năm gần đây, chăn nuôi nhỏ lẻ đang dần được chuyển dịch nhanh sang chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất... từ đó góp phần hạ giá thành, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 

Đầu tư vào tỉnh Tây Ninh, nổi bật có thể kể đến sự tham gia của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, hiện, C.P Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong thực hiện chuỗi khép kín. Mô hình hướng người nông dân chăn nuôi theo quy trình công nghiệp, quy mô lớn..

Ông Nguyễn Văn Trường Giám đốc Chi nhánh Tây Ninh - Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cho biết, tại Tây Ninh, công ty đã bắt tay với 30 trang trại với tổng đàn trên 60.000 con.Trong chăn nuôi hợp tác, người chăn nuôi bỏ vốn, được C.P. Việt Nam cung cấp con giống đầu vào, thức ăn, vắc-xin và cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Những hộ tham gia mô hình đều được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Việc này giúp người chăn nuôi an tâm hơn trong quá trình chăn nuôi, sản phẩm chất lượng hơn, đầu ra dễ dàng và ít rủi ro hơn.

Băng: Ông Nguyễn Văn Trường Giám đốc Chi nhánh Tây Ninh - Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cho biết,

“Chăn nuôi thì thứ nhất là nó phải có cái cái quỹ đất thì Tây Ninh có quỹ đất nhiều, đủ điều kiện chăn nuôi. Cái thứ hai là Tây Ninh là nó cũng thuận lợi, cái nguồn nước, nguồn nước là tốt, thêm là chính quyền các sở, ban, ngành là cũng tạo điều kiện nên công ty phát triển tốt được

Trong chăn nuôi cũng như về cái sản xuất nông nghiệp thường là cái người dân người ta sợ nhất là đầu ra. Mô hình mà công ty đang làm là  mô hình gia công, cho nên là cái đầu ra là công ty sẽ lo và cái mô hình này thì nó cũng mang lại cái thu nhập tốt cho cho chủ trại thì bằng chứng là ví dụ như là liên tục có những người xin tham gia để làm cái mô hình này với công ty hiện tại thì Tây Ninh thì cũng còn ba đối tác là đang kết hợp làm với công ty và cũng đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục”.

 Bên cạnh Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tầm cỡ cũng chọn Tây Ninh là điểm đến lý tưởng để đầu tư. Đơn cử trang trại bò sữa Vinamilk Tây Ninh tại xã Long Khánh (huyện Bến Cầu) với 685ha, quy mô chăn nuôi 8.000 bò, bê cùng kinh phí đầu tư trên 1.200 tỷ đồng là một trong những trang trại bò sữa độc lập lớn nhất Việt Nam. Nhà máy Bel gà ở khu công nghiệp Thành Thành Công, áp dụng nhiều cải tiến trong thiết kế xây dựng và đạt tiêu chuẩn châu Âu. Nhà máy sản xuất trứng gà của công ty TNHH QL VIETNAM  tại huyện Tân Biên. Và nhiều trang trại chăn nuôi bò sữa, heo, gà thịt theo công nghệ hiện đại đã kích thích, tạo ra động lực mới góp phần đưa ngành nông nghiệp của Tây Ninh phát triển theo theo hướng hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi.

Trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tây Ninh chú trọng phát triển đàn heo cao sản theo hướng trang trại công nghiệp, tăng đàn theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học với 550.000 con, heo hơi xuất chuồng đạt 109.000 tấn, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Tỉnh khuyến khích phát triển trang trại nuôi bò quy mô lớn, tạo cánh đồng cỏ tập trung để có thức ăn sạch, giá trị dinh dưỡng cao.

Ông Trần Văn Chiến Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết: để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, Tây Ninh đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp về vốn, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nổi bật là chính sách hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025.

Băng Ông Trần Văn Chiến Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết thêm:

“Ngành nông nghiệp như là tỉnh có một  số  giải pháp như sau” Thứ nhất là tích hợp, triển khai có hiệu quả quy hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn báo cáo giữa kỳ  của tỉnh , tập trung sắp xếp lại sản xuất của các công ty nông nghiệp đồng thòi ra soát cơ chế chính sách, thu hút đầu tư, cái nào không tác động trực tiếp đến người dân  dựa theo quy định để vận dụng trinh HĐND, UND ban hành những cơ chế phù hợp  làm sao để thúc đẩy nông nghiệp phát triển”

Thưa quý vị và bà con! với chính sách đầu tư thông thoáng, cởi mở “Trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” của tỉnh Tây Ninh, Quyết tâm đã có, tiềm năng đã sẵn sàng "thức giấc", cho nên hành động của chính quyền, sự đồng lòng của người dân trở thành điều kiện quan trọng để nền tảng thu hút đầu tư,  biến những mục tiêu thành hiện thực để hướng đến một nền chăn nuôi phát triển và bền vững.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Đầu tư nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị bà bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Tây Ninh: Thủ phủ mới của ngành chăn nuôi

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, những năm gần đây tỉnh Tây Ninh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào khu vực kinh tế này, mang tới sự phát triển vượt bậc, trở thành 'thủ phủ mới' của ngành chăn nuôi nước ta.

Trần Trung - Lê Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi