Theo dõi sát thị trường lúa gạo, đảm bảo nguồn cung, giá cả ổn định

Theo dõi sát thị trường lúa gạo, đảm bảo nguồn cung, giá cả; Cà Mau cần hơn 31.000 tỷ đồng để ứng phó sạt lở; Hơn 7.600 cây dừa bị sâu đầu đen tấn công.

Quỳnh Anh  | 

Theo dõi sát thị trường lúa gạo, đảm bảo nguồn cung, giá cả ổn định

Tự động

Theo dõi sát thị trường lúa gạo, đảm bảo nguồn cung, giá cả ổn định

  • Theo dõi sát thị trường lúa gạo, đảm bảo nguồn cung, giá cả ổn định

Thưa quý vị và bà con, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới. Theo Chỉ thị, những tháng đầu năm nay, thị trường gạo khu vực và thế giới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tâm lý một số doanh nghiệp và người nông dân. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chỉ đạo các địa phương vùng ĐBSCL tổ chức thu hoạch lúa vụ đông xuân theo đúng thời vụ, giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất sau thu hoạch; kịp thời chỉ đạo tổ chức sản xuất vụ hè thu; chủ trì, phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng theo dõi sát tình hình, kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về diễn biến thị trường lúa, gạo để người dân, doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, đảm bảo nguồn cung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ổn định giá cả thị trường.

  • Cà Mau cần hơn 31.000 tỷ đồng để ứng phó sạt lở bờ biển, bờ sông

Theo dự thảo Đề án “Phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030” vừa được tỉnh Cà Mau đưa ra lấy ý kiến, Cà Mau cần nguồn kinh phí hơn 31.000 tỷ đồng ứng phó tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn. Từ nguồn vốn này, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng 177 công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Mục tiêu Đề án là phấn đấu đến năm 2025, các khu dân cư ven biển, ven sông ở vùng có nguy cơ sạt lở đều được cảnh báo kịp thời và được hướng dẫn kỹ năng ứng phó khi xảy ra sạt lở, quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà ở tại khu ven sông, ven biển, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

  • Hơn 7.600 cây dừa bị sâu đầu đen tấn công

Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, qua kết quả điều tra sơ bộ, hiện toàn tỉnh có 34,5 ha, tương đương hơn 7.600 cây dừa bị sâu đầu đen gây hại ở các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Trà Cú, Châu Thành, và thành phố Trà Vinh. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh thông tin, thời gian tới là mùa khô kết hợp với gió mùa Đông Bắc, có điều kiện vô cùng thuận lợi để sâu đầu đen sinh sản, nhân mật số và phát tán. Chi cục đang tăng cường tập huấn, tuyên truyền các biện pháp bao gồm phun thuốc, cắt tỉa, tiêu hủy cây bị nhiễm nặng... nhằm ngăn chặn kịp thời không để sâu đầu đen lây lan.

  • Thái Nguyên phấn đấu hoàn thành trước 1 năm Đề án xây dựng nông thôn mới

Năm 2023, việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn một số hạn chế. Chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới thấp hơn so với kế hoạch, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt yêu cầu. Trước thực tế này, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố tăng cường giải pháp hoàn thành tiêu chí trong các chương trình mục tiêu quốc gia ngay từ đầu năm nay, phấn đấu hoàn thành trước 1 năm Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025.

  • Kỳ Sơn nỗ lực bảo tồn giống ngựa bản địa

Ngựa Mường Lống là giống ngựa bản địa trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An được nuôi từ xa xưa tại các vùng miền núi có đồng bào Mông sinh sống, trong đó nhiều nhất là tại xã Mường Lống. Trước đây, ngựa được bà con vùng cao sử dụng trong việc thồ lúa gạo hoặc vận chuyển hàng hoá, cưỡi lên xuống núi. Tuy nhiên, theo thời gian, giống ngựa này ngày càng ít. Theo thống kê, trước đây trên địa bàn xã có trên dưới 100 con ngựa thì đến cuối năm 2023 chỉ còn khoảng 30 con. Trước nguy cơ biến mất giống ngựa Mường Lống bản địa, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Nghệ An đã phối hợp với Viện Chăn nuôi để có các phương án bảo tồn giống ngựa quý hiếm này. Trong đó tập trung hướng dẫn, tập huấn cho bà con các kỹ thuật nuôi, hỗ trợ thuốc thú y, thức ăn, kỹ năng phòng chống dịch bệnh… để đàn ngựa vẫn được duy trì.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, hai tháng đầu năm, ngành nông nghiệp ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực khi tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 9,84 tỷ USD, tăng hơn 50%; xuất siêu đạt 2,68 tỷ USD, tăng 2,9 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung hai tháng đầu năm, các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, các hoạt động xuất khẩu gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy sản và nông sản, đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục tích cực. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ cụ thể về nội dung này.

Băng:

Quỳnh Chi

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 6/3/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Tham gia đoàn công tác của Lãnh đạo Chính phủ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Họp triển khai nhiệm vụ 2024. Sau đó, Nghe báo cáo hoàn thiện Hồ sơ trình Nghị định 26 và 42 sửa đổi.

 Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Lễ Công bố Quyết định thành lập Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ và hợp tác doanh nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Làm việc với UDND tỉnh Hưng Yên.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Dự Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất TP. HCM – HawaExpro.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung tiếp tục Tham dự lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 1.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Theo dõi sát thị trường lúa gạo, đảm bảo nguồn cung, giá cả ổn định

Theo dõi sát thị trường lúa gạo, đảm bảo nguồn cung, giá cả; Cà Mau cần hơn 31.000 tỷ đồng để ứng phó sạt lở; Hơn 7.600 cây dừa bị sâu đầu đen tấn công.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa
Thời sự

Hôm nay, các vùng trên cả nước bước vào ngày nắng nóng thứ 4 liên tiếp với mức nhiệt nhiều nơi vượt 41 - 42 độ. Riêng miền Bắc từ đêm có mưa.

Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa