Thoát nghèo nhờ ứng dụng kiến thức học nghề vào sản xuất

Những năm qua, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã mở nhiều lớp dạy nghề chăn nuôi, trồng trọt cho người dân, giúp bà con sản xuất có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo.

Võ Dũng  | 09:58 06/12/2023

Thoát nghèo nhờ ứng dụng kiến thức học nghề vào sản xuất

Tự động

Thoát nghèo nhờ ứng dụng kiến thức học nghề vào sản xuất

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con!

Các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Tuy nhiên, do vẫn giữ phương thức canh tác truyền thống nên năng suất, hiệu quả kinh tế chưa cao, cuộc sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cùng với việc mở nhiều lớp dạy nghề chăn nuôi, trồng trọt cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đakrông còn mời những giáo viên có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về tận các xã để truyền đạt kiến thức, cầm tay, chỉ việc cho bà con. Vì thế, các học viên sau khi hoàn thành khóa học đã nhanh chóng nắm bắt kiến thức để vận dụng vào chăn nuôi, trồng trọt một cách hiệu quả; phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Ghi nhận của PV Võ Dũng

MC 2:

Năm 2016, bà Lê Thị Huệ, thôn Hà Lương, xã Ba Lòng tham gia khóa học về chăn nuôi – thú y do Trung tâm dạy nghề – nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đakrông tổ chức. Kể từ đó, hễ nghe trung tâm mở lớp học ở đâu, bà Huệ lại tìm đến dù không nằm trong danh sách được đi học. Với bà Huệ, học không bao giờ là đủ. Hết học kỹ thuật chăn nuôi bò lại học thêm chăn nuôi gà, nuôi lợn… Học được nhiều kiến thức, lại có đam mê và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, việc chăn nuôi của bà Huệ phát triển, cho nguồn thu nhập ổn định. Gia đình bà Huệ từ đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo của xã.

Băng phỏng vấn bà Lê Thị Huệ.

Chuối lùn bản địa là cây trồng có tiềm năng phát triển tại xã Tà Rụt nói riêng và huyện Đakrông nói chung. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù, cây chuối tại vùng đất này tạo ra quả to với chất lượng thơm ngon. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, cây chuối vẫn chưa trở thành cây trồng hàng hóa cho giá trị kinh tế cao.

Theo tập tục canh tác cũ, đồng bào thường ít bón phân, chăm sóc không đúng kỹ thuật nên năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế thấp. Những năm gần đây, nhiều chương trình dự án hỗ trợ người dân trồng chuối đã được triển khai nhưng khi hết nguồn hỗ trợ, các vườn chuối dường như bị lãng quên.

Là một lao động trẻ, chị Hồ Thị Xở, trú tại thôn A Đăng, xã Tà Rụt không khỏi buồn lòng. Trăn trở về điều này, năm 2020, chị Xở quyết định đăng ký khóa học nghề trồng chuối tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đakrông. Sau khi hoàn thành khóa học, chị Xở trồng thử nghiệm 120 bụi chuối. Đến nay, vườn chuối của gia đình chị Xở đã được mở rộng gần 1ha. Với nguồn thu nhập hàng năm từ cây chuối ổn định, gia đình chị Xở đã thoát nghèo.

Chị Xở còn cung cấp cây giống, hướng dẫn các chị em trong tổ hợp tác kỹ thuật trồng chuối lùn bản địa. Nhờ vậy, nhiều hộ dân tại xã Tà Rụt đã thoát nghèo nhờ trồng chuối.

Phỏng vấn Hồ Thị Xở

Bà Cáp Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiêp – Giáo dục thường xuyên huyện Đakrông cho biết, hàng năm, trung tâm tổ chức rất nhiều khóa đào tạo các chuyên ngành về chăn nuôi – thú y, trồng trọt cho đồng bào. Nhờ được cung cấp các kiến thức sát với nhu cầu thực tế tại địa phương, nhiều học viên thành thạo tay nghề, áp dụng tốt vào trồng trọt, chăn nuôi. Không chỉ dạy lý thuyết, trung tâm còn mời các giáo viên tại các trường đào tạo nghề chuyên nghiệp trong tỉnh, các trạm Chăn nuôi – Thú y, Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông về tận các xã để cầm tay, chỉ việc cho bà con.

Phỏng vấn bà Cáp Thị Vân

MC 1:

Thưa quý vị và bà con!

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa bao giờ là câu chuyện dễ. Do địa hình cách trở, giao thông đi lại phức tạp, tại một số địa phương, bà con rất ngại đến lớp học. Vì vậy, việc tổ chức các lớp đào tạo nghề ngay tại trung tâm UBND các xã là một cách làm linh hoạt của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đakrông. Với tâm huyết và nỗ lực của mình, cán bộ giáo viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiêp – Giáo dục thường xuyên huyện Đakrông đã giúp nhiều hộ dân vừa học lý thuyết vừa thực hành để áp dụng vào thực tiễn, phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cũng đến với một số tin tức về hoạt động thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo phát triển kinh tế trên cả nước.

MC 1: Tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn được phân bổ để Yên Bái thực hiện Chương trình này là 496 tỷ đồng. Luỹ kế đến hết tháng 11/2023, toàn tỉnh đã giải ngân 288 tỷ đồng, đạt 58% tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình. Từ nguồn vốn này, đến nay, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng 61 công trình cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo, duy tu bảo dưỡng 25 công trình hạ tầng khác, đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, triển khai 36 mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và phát triển sản xuất cộng đồng, khởi công làm mới và sửa chữa gần 1.600 nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo… Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo tại Yên Bái đã giảm gần 3,8% so với năm 2022.

MC 2: tin 2

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa tỉnh Gia Lai đang gấp rút triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo. Công tác kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh, góp phần để các chính sách giảm nghèo được thực hiện hiệu quả, kết quả giảm nghèo thực chất và bền vững. Theo UBND xã Ia Rtô, năm nay, xã có 11 hộ đăng ký thoát nghèo. Kết quả có 12 hộ thoát nghèo, 13 hộ cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống, không có tình trạng tái nghèo. Kết quả này phản ánh đúng thực trạng đời sống người dân và cho thấy công tác giảm nghèo của địa phương đang đi đúng hướng, đảm bảo hiệu quả, bền vững. Đây là tiền đề, là cơ sở để xã xây dựng kế hoạch giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội trong năm tiếp theo.

MC 1: tin 3

Hiện nay huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh còn 622 hộ nghèo và hơn 1.180 hộ cận nghèo. Đây là kết quả đáng trân trọng của cả hệ thống chính trị và người dân địa phương trong công tác giảm nghèo bền vững. Theo đó, năm 2023, để giảm tỷ lệ hộ nghèo, huyện Châu Thành đã tập trung triển khai đồng loạt các giải pháp, trong đó, tập trung về cơ sở, vùng sâu, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Từ đầu năm đến nay, huyện đã tổ chức 09 lớp đào tạo nghề cho lao động, đạt 128,5% kế hoạch, phối hợp tư vấn giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm mới cho hơn 4.100 lao động, đạt gần 103% kế hoạch, triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “nuôi bò vỗ béo” và “nuôi bò sinh sản” tại 14/14 xã, thị trấn. Ngoài ra, huyện cũng thực hiện nhiều chính sách xây dựng nhà ở, cho vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế...

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Thoát nghèo nhờ ứng dụng kiến thức học nghề vào sản xuất

Những năm qua, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã mở nhiều lớp dạy nghề chăn nuôi, trồng trọt cho người dân, giúp bà con sản xuất có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo.

Võ Dũng

Tin liên quan

Các chương trình

Tây Nguyên đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp
Chính sách

Tây Nguyên đang chào đón những dự án đầu tư chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng tầm giá trị sản xuất nông nghiệp.

Tây Nguyên đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp
Đem kiến thức sản xuất nông nghiệp đến với hàng ngàn lao động nông thôn
Chính sách

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được huyện biên giới Ia Grai, tỉnh Gia Lai quan tâm, thực hiện.

Đem kiến thức sản xuất nông nghiệp đến với hàng ngàn lao động nông thôn