Tích hợp đa giá trị từ 5.000 tổ khuyến nông cộng đồng

Sau 2 năm thí điểm, mô hình tổ khuyến nông cộng đồng đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của chính quyền địa phương và bà con nông dân.

Tuấn Anh  | 14:13 14/08/2024

Tích hợp đa giá trị từ 5.000 tổ khuyến nông cộng đồng

Tự động

Tích hợp đa giá trị từ 5.000 tổ khuyến nông cộng đồng

Nhạc hiệu:

Nhạc nền:

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con! Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng là một hướng đi mới để kết nối hệ thống khuyến nông với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân tốt hơn trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các giải pháp hữu ích vào sản xuất, giúp cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững.

MC 2: Mới đây, tại tỉnh Gia Lai, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng.

Trước đó vào ngày 25/3/2022, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”. Đề án được triển khai tại 13 tỉnh thuộc 5 vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản chủ lực với mục tiêu nhằm củng cố, kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo mô hình tổ khuyến nông cộng đồng.

Sau 2 năm thí điểm, mô hình tổ khuyến nông cộng đồng đã có những tín hiệu tích cực, nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của các cấp chính quyền địa phương và bà con nông dân. Từ 26 tổ khuyến nông cộng đồng thí điểm tại 13 tỉnh thành, đến nay cả nước đã có 57 tỉnh thành lập được 5.000 tổ khuyến nông cộng đồng với hơn 45.500 thành viên tham gia.

Trong quá trình triển khai Đề án, hệ thống lực lượng khuyến nông cộng đồng đã đồng hành cùng nông dân giúp tổ chức lại sản xuất, đào tạo nâng cao năng lực và trở thành cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp.

Kết quả, các tổ khuyến nông cộng đồng thuộc vùng đề án đã phối hợp tổ chức trên 100 lớp tập huấn phát triển vùng nguyên liệu, hướng dẫn người dân thực hiện 14 dự án khuyến nông.

Ngoài ra, các thành viên tổ khuyến nông cộng đồng còn là cầu nối giúp bà con vùng nguyên liệu cây ăn quả miền núi phía Bắc kết nối tiêu thụ 5 tấn dứa, 100 tấn chanh leo; Giúp hơn 250 hộ dân vùng nguyên liệu cây ăn quả Đồng Tháp Mười tiêu thụ sản phẩm trên diện tích 120 ha sầu riêng; Giúp bà con vùng Tây Nguyên được bao tiêu sản phẩm cà phê 4C, hữu cơ…

Tại buổi sơ kết, ông Dương Mah Tiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, Gia Lai có diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 800.000ha, lớn thứ hai cả nước, đất đai màu mỡ, thời tiết khí hậu ôn hòa. Toàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung với quy lớn, chất lượng nông sản ngày càng cao, cơ bản ngày càng đáp ứng tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Với kết quả đạt được như trên, ngoài sự nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp, còn có sự góp phần quan trọng của hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở. Qua 2 năm hoạt động, 2 tổ Khuyến nông cộng đồng thí điểm, toàn tỉnh đã có 118 tổ Khuyến nông cộng đồng. Các tổ khuyến nông cộng đồng như làn gió mới giúp ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung sẽ có những bước chuyển biến mới một cách mạnh mẽ và bền vững, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội.

Tương tự, ông Nguyễn Hùng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, năm 2023, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt trên 14.000 tỷ đồng, giá trị thu nhập trên 1ha canh tác đạt gần 240 triệu đồng. Thời gian qua, tỉnh hưng Yên cũng đã chuyển đổi được gần 15.000 cây trồng có giá trị kinh tế cao như nhãn lồng, vải, chuối tiêu hồng, cam, bưởi… Đặc biệt, Hưng Yên có hơn 1.900ha trồng hoa, cây cảnh cho giá trị kinh tế rất cao, có những nơi hơn đạt trên 1 tỷ đồng/ha.

Về công tác khuyến nông, tổng biên chế toàn tỉnh được giao là 52 người. Tuy nhiên, kết qủa triển khai các tổ khuyến nông cộng đồng theo tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã thành lập được 42 tổ trên địa bàn 4 huyện trong tổng số 10 huyện, thị xã của tỉnh để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đánh giá về các tổ khuyến nông cộng đồng, ông Nam cho biết:

Băng 1: Phỏng vấn ông Nguyễn Hùng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên:

Về thuận lợi, các tổ khuyến nông cộng đồng đã được các cấp, ngành quan tâm, chỉ đạo, ban hành hướng dẫn về việc thành lập, cũng như tạo điều kiện, ưu tiên nguồn kinh phí lồng ghép thực hiện nhiệm vụ của tổ qua các chương trình đề án, dự án và kế hoạch.

MC: Bên cạch những thuận lợi, ông Nam cũng chỉ ra những khó khăn khi hầu hết các tổ khuyến nông cộng đồng được cung cấp các trang thiết bị cũng như kinh phí làm việc còn thiếu thốn, hạn chế về kiến thức. Đặc biệt, hạn chế trong các hoạt động liên kết thị trường, đào tạo nông dân, tư vấn khởi nghiệp, lập dự án đầu tư… Trong khi đó, công tác phối hợp giữa các phòng, ban và các địa phương chưa được chặt chẽ.

Chính vì vậy, ông Nam cho rằng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần được tăng cường, cụ thể hóa hơn nữa, từ đó giúp cơ sở thực hiện việc hỗ trợ các tổ khuyến nông cộng đồng nhanh chóng và hiệu quả.

Về phía doanh nghiệp, ông Phan Văn Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền cho biết, kể từ khi Bộ NN-PTNT phát triển lực lượng khuyến nông cộng đồng đã triển khai những tiến bộ kỹ thuật cũng như kết nối người dân với doanh nghiệp lại với nhau. Đánh giá về vấn đề này, ông Tâm chia sẻ:

Băng 2: Phỏng vấn ông Phan Văn Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền:

Lực lượng khuyến nông công động đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp rất lớn cũng như tạo cầu nối tiếp cận với người dân để xây dụng vùng nguyên liệu bền vững. Thông qua đó, cũng sẽ giúp doanh nghiệp kết nối được với người dân để triển khai những tiến bộ kỹ thuật, sản phẩm mới theo định hướng của ngành nông nghiệp đã đề ra.

MC: Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, khuyến nông cộng đồng đã trở thành vấn đề mang tính thời sự và được cả xã hội quan tâm. Đề án đã nhận được sự quan tâm ủng hộ, sự vào cuộc tham gia rất tích cực của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương. Chia sẻ về các tổ khuyến nông cộng đồng, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết:

Băng 3: Phỏng vấn Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam:

Cán bộ khuyến nông cộng đồng hiện nay là tích hợp đa giá trị, không chỉ hướng dẫn về mặt nông nghiệp mà còn vấn đề thị trường, kết nối người dân với doanh nghiệp và thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới.

MC 1: Thưa quý vị và bà con! Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẩn trương hoàn thiện bộ quy chế mẫu về hoạt động Tổ khuyến nông cộng đồng và xây dựng các văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố nhân rộng mô hình. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các bộ tài liệu phục vụ hoạt động khuyến nông cộng đồng, ưu tiên các tài liệu triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về hoạt động chuyển giao mô hình, phương thức sản xuất mới trong nông nghiệp.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con,

Tính đến hết tháng 7 năm nay, toàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có gần 41 nghìn con lợn đen Lũng Pù. Đây là giống lợn bản địa có nguồn gốc từ xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc được thuần hóa và nuôi dưỡng từ lâu đời; là giống vật nuôi quý hiếm, có khả năng thích nghi, kháng bệnh cao, nuôi con khéo. Giống lợn này có giá trị kinh tế cao gấp từ 1,5 – 2 lần so với các giống lợn lai, ngoại lai trên địa bàn. Do đó, để bảo vệ và phát triển đàn lợn hiệu quả, thời gian qua, huyện Mèo Vạc đã tập trung chỉ đạo ngành chuyên môn tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Đây là hướng đi bền vững cho ngành Chăn nuôi của địa phương.

MC 2:

Trung tâm Khuyến nôngtỉnh Phú Yên vừa tổ chức lớp tập huấn tại hiện trường, hướng dẫn các phương pháp ủ, sử dụng phân chuồng và phụ phẩm trong nông nghiệp cho hơn 30 cán bộ, hội viên nông dân ở xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân. Tham gia tập huấn, các học viên được cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh truyền đạt, trao đổi những kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch và giảm phân hóa học; tận dụng nguồn rơm rạ và phế thải nông nghiệp đem ủ làm phân bón cho cây trồng theo hình thức kết hợp giữa hướng dẫn lý thuyết và thực hành ủ rơm rạ bằng chế phẩm sinh học trichoderma; ủ rơm bằng urê làm thức ăn cho trâu, bò… Qua đó, hội viên nông dân có thêm kiến thức bổ ích trong canh tác lúa thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu đến môi trường, nâng cao độ phì cho đất.

MC 1:

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã phát triển các mô hình khuyến nông đảm bảo kỹ thuật được chuyển giao, đáp ứng các yếu tố thị trường, chú trọng định hướng, hỗ trợ nông dân làm chủ trên đồng ruộng, nương đồi của mình, hiểu và hạch toán được chi phí sản xuất, doanh thu, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện, Trung tâm đang triển khai nhiều mô hình như nuôi ong mật gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; trồng dâu nuôi tằm; trồng quế theo hướng hữu cơ; thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị; chăn nuôi lợn bản địa thương phẩm và xử lý môi trường trong chăn nuôi lợn đảm bảo an toàn dịch bệnh… Các mô hình đã đạt mục tiêu liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp, có sự kết nối với thị trường, doanh nghiệp tiêu thụ, có truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị bà bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Tích hợp đa giá trị từ 5.000 tổ khuyến nông cộng đồng

Sau 2 năm thí điểm, mô hình tổ khuyến nông cộng đồng đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của chính quyền địa phương và bà con nông dân.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Phát huy thế mạnh của rừng ngập mặn Cà Mau
Phóng sự

Người dân vùng ngập mặn ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã bám vào rừng để phát triển kinh tế, không ít hộ đã thay đổi số phận vươn lên khá giàu.

Phát huy thế mạnh của rừng ngập mặn Cà Mau
Hi vọng bừng sáng từ những ngôi nhà mới
Phóng sự

Những ngôi nhà mới đang dần được dựng lên, thắp lên ánh sáng hy vọng cho người dân nơi đây và đánh dấu cho sự phục hồi tại mảnh đất này.

Hi vọng bừng sáng từ những ngôi nhà mới