Tiếng chim hót tại thủy lợi Bắc Hưng Hải

Với tình yêu dành cho ngành thủy lợi, tình yêu dành cho những công trình, nhiều năm qua, các cán bộ, công nhân Công ty Thủy lợi Bắc Hưng Hải đã cùng nhau tạo dựng không gian xanh, làm đẹp cảnh quan nông thôn. Từ đó, biến nơi đây trở thành địa điểm vui chơi, du lịch và giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử tại địa phương.

Quang Dũng  | 08:15 21/07/2023

Tiếng chim hót tại thủy lợi Bắc Hưng Hải

Tự động

Tiếng chim hót tại thủy lợi Bắc Hưng Hải

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con! Với tình yêu dành cho ngành thủy lợi, tình yêu dành cho các công trình, trong nhiều năm qua, các cán bộ, công nhân Công ty Thủy lợi Bắc Hưng Hải đã cùng nhau tạo dựng không gian xanh tại các công trình thủy lợi, từ đó tạo điểm nhấn góp phần làm đẹp cảnh quan nông thôn. Biến nơi đây trở thành địa điểm vui chơi, du lịch và giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử tại địa phương. Ghi nhận của phóng viên Quang Dũng tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải:

MC 2:

Khi mặt trời bắt đầu ló dạng, cũng là lúc anh Vũ Duy Toàn, ở Thị trấn Thanh Miện, tỉnh Hải Dương lục đục chuẩn bị quần áo, giày để ra công viên tập thể dục. Nói là công viên nhưng thực chất đây là khu vực bờ kè thuộc công trình thủy lợi Cống Neo nằm ngay ở cửa ngõ Thị trấn Thanh Miện. 2 bên bờ tả hữu là những hàng cây xanh mướt mắt được bố trí hợp lý, lề lối, gọn gàng. Theo anh Toàn, lâu nay đây đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng thân thuộc của nhiều thế hệ người dân thị trấn.

Băng 1

Trước đây khu Cống Neo này là 1 khu xập xệ, nhiều bụi cây. Sau khi được nhà nước đầu tư thì người dân chúng tôi có chỗ vui chơi, tập thể dục, thể thao, trẻ con được ra đây vui chơi, tôi rất thoải mái và phấn khởi.

MC 2:

Công trình thủy lợi Cống Neo được xây dựng từ năm 1962, sau hàng chục năm hoạt động, đến năm 2015, cùng với sự nâng cấp, cải tạo Cầu Cống Neo của Bộ Giao Thông Vận tải, Công ty TNHH MTV Quản lý Công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải đã đầu tư nâng cấp toàn bộ công trình quản lý điều hành tại Cống Neo. Theo ông Lê Ngọc Thu, Trạm trưởng Trạm quản lý Cống Neo, nhận thức sâu sắc ý nghĩa lịch sử của hệ thống Bắc Hưng Hải, các cán bộ công nhân viên tại đây đã không ngừng nghiên cứu, học hỏi, phối hợp với chính quyền địa phương, tự mình cải tạo khu vực, xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp và ngày càng gắn bó với người dân. Ông Thu chia sẻ:

Băng 2

Đối với công trình Cống Neo trước đây 2 bên bờ chủ yếu trồng keo, các bãi khá um tùm. Sau khi đầu tư đã khang trang, người dân có ý thức vệ sinh chung, không còn xả rác thải, mất vệ sinh. Hiện tại bây giờ công trình là cảnh quan rất đẹp tại Thanh Miện. Người dân ở đây vẫn đi bộ và tập thể dục ở khu vực này.

MC 2:

Rời công trình thủy lợi Neo - My Động ở huyện Thanh Miện, hướng về phía huyện Tứ Kỳ, cuối nguồn của hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải, chúng tôi đến với Cống Cầu Xe. Càng đến gần càng thấy được sự uy nghi, vững chãi của “bức thành đồng” ngăn mặn từ sông Thái Bình giữa một khuôn viên xanh, sạch, tươi mát cùng hàng hoa cây cảnh đủ sắc màu. Trong khuôn viên công trình, từng tốp người dân trên bờ kè thả cần câu, gần đó, đám trẻ con í ới gọi nhau thả diều. Theo anh Nguyễn Quốc Việt, Trạm trưởng Trạm quản lý Cống Cầu Xe - An Thổ, hàng năm, công trình này có nhiệm vụ cùng với cống An Thổ lấy bổ sung nguồn nước từ sông Thái Bình, sông Luộc vào cho hệ thống Bắc Hưng Hải. Bên cạnh đó là tiêu nước trong hệ thống, ngăn không cho mặn xâm nhập và phục vụ tàu thuyền qua lại để cung cấp vật tư, vật liệu cho người dân sinh sống trong hệ thống. Từ khi đi vào hoạt động, các cán bộ, công nhân viên của Trạm đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng cảnh quan gần gũi và thân thiện với người dân. 

Băng 3

Theo chủ trương của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, mỗi công trình thuỷ lợi ngoài phục vụ nông nghiệp, dân sinh thì còn chương trình phủ xanh hệ thống, tạo cảnh quan đẹp. Trạm cũng giao cán bộ nhân viên mỗi người 1 khu vực để tự quản lý, mỗi người có thể đề xuất mỗi người trồng 1 cây và tự chăm sóc để làm sao khu của mình tự quản trở nên đẹp.

MC 2:

Đến với hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải bây giờ, ai cũng có thể cảm nhận những công trình thủy lợi thấp thoáng cùng hàng cây cổ thụ, hoa, cây cảnh đua nhau khoe sắc thắm, các khuôn viên bờ kè những tưởng chỉ có bê tông cốt thép nay đã trở thành công viên, nhiều nơi đã trở thành địa điểm giao lưu sinh hoạt cộng đồng quen thuộc của cư dân bản địa nơi có công trình. Hệ thống công trình thủy lợi dường như đã khoác lên mình bộ cánh mới xanh hơn, thân thiện và gần gũi hơn. Theo ông Trịnh Thế Trường, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, trước sự phát triển của kinh tế, xã hội, các khu dân cư ngày một xích lại gần với các công trình thủy lợi. Do đó, các công trình thủy lợi không thể giữ nguyên theo thiết kế, lề lối cũ được nữa, đặc biệt trong bối cảnh phát triển du lịch nông thôn, cảnh quan trở thành yếu tố quan trọng như Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã nhiều lần nói về kinh tế nông nghiệp.

Băng 4

Chúng tôi rất hạnh phúc là ngay sau khi hoàn thiện thì đó là điểm nhấn, trước kia công trình nhếch nhác như vậy nhưng giờ ai đi qua cũng phải đi chậm lại 1 chút để xem cảnh quan, xem công trình đã xây dựng cách đây 60 năm rồi vẫn sừng sững, có màu áo mới, được sơn mới tạo, kể những máy đóng mở trước đây ngoài trời nhưng giờ cũng đã được bảo vệ bằng mái che, mái che mỹ thuật.

MC 2:

Nhận thức ý nghĩa lịch sử của hệ thống Bắc Hưng Hải, các cán bộ, công nhân viên đã không ngừng nghiên cứu, học hỏi, phối hợp với chính quyền địa phương, tự mình cải tạo khu vực. Xuất phát từ tình yêu đối với thủy lợi, các cán bộ, công nhân viên đã đề xuất, hưởng ứng trồng cây chăm sóc cảnh quan, như làm sống lại công trình thủy lợi, biến các khu vực bờ kè hai bên tả hữu thành công viên, nơi sinh hoạt thân thuộc của nhiều thế hệ người dân.

MC 1: Thưa quý vị và bà con! Qua câu chuyện về các công trình thủy lợi trong hệ thống Bắc Hưng Hải, chúng ta có thể hiểu hơn về tình yêu, bàn tay và sự sáng tạo của các công nhân thủy nông. Họ đang từng ngày làm thay đổi diện mạo của những công trình thủy lợi vốn chỉ toàn bê tông, cốt thép trở thành địa điểm trải nghiệm du lịch, vui chơi, phục vụ đắc lực đời sống sinh hoạt cộng đồng và phát triển cảnh quan nông thôn ngày càng khởi sắc. Có thể thấy, những điểm nhấn mới này đang dần tạo dựng các công trình thủy lợi đa giá trị.

MC 2:

 Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Thủy lợi.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị Quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng các hồ chứa nước và hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi. Theo đó, mục tiêu đầu tư xây dựng hồ chứa nước Cà Tung (huyện Đak Pơ) giai đoạn 1, nhằm đáp ứng nhu cầu chủ động nguồn nước tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, thâm canh sản xuất lúa và hoa màu. Tháo gỡ khó khăn cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số góp phần tăng thu nhập, ổn định sản xuất… Hồ chứa nước Cà Tung được đầu tư xây dựng sẽ cung cấp nước tưới 280 ha cây trồng gồm 180 ha lúa nước 2 vụ và 100 ha rau màu, cây công nghiệp. Loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn-công trình thủy lợi cấp II.

MC 2:

Dù có mạng lưới hồ đập, kênh mương thủy lợi khá dày đặc với hơn 2.400 công trình nhưng do đặc thù địa hình miền núi dốc, chia cắt nên dưới tác động của thiên tai, nhiều công trình thủy lợi tại Bắc Kạn đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí nên tỉnh mới chỉ bố trí sửa chữa được một số hồ, toàn tỉnh hiện còn 9 hồ chứa chưa có kinh phí để sửa chữa dù đã xuống cấp nghiêm trọng. Trong đó, nhiều hồ nước rò rỉ qua thân đập đã nhiều năm nhưng vẫn phải tích nước để phục vụ sản xuất. Đáng lo ngại là những hồ chứa nước này thường ở vị trí trên cao, phía dưới thường là khu dân cư, hoặc khu sản xuất của người dân, nên nếu xảy ra vỡ đập có thể để lại hậu quả nặng nề.

MC 1:

Mới đây, một hồ chứa nước nhân tạo ở xã Nâm N'jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông bị vỡ, nước cuốn trôi hàng nghìn con gia cầm và các tài sản khác. Theo thông tin ban đầu, do trời liên tục mưa to nên hồ chứa nước của người dân bị sạt lở diện rộng, nước thoát ra xối xả gây thiệt hại tài sản của 13 hộ gia đình phía hạ nguồn. Ngay sau khi sự việc xảy ra, đại diện UBND xã cùng chủ hồ nước đã có mặt tại hiện trường để khảo sát tìm hướng khắc phục và xã Nâm N'jang cũng đã mời các bên liên quan đến làm việc.

MC 1: Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Tiếng chim hót tại thủy lợi Bắc Hưng Hải

Với tình yêu dành cho ngành thủy lợi, tình yêu dành cho những công trình, nhiều năm qua, các cán bộ, công nhân Công ty Thủy lợi Bắc Hưng Hải đã cùng nhau tạo dựng không gian xanh, làm đẹp cảnh quan nông thôn. Từ đó, biến nơi đây trở thành địa điểm vui chơi, du lịch và giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử tại địa phương.

Quang Dũng

Tin liên quan

Các chương trình

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp
Thời sự

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp; Hàng chục nghìn ha rừng Bắc Kạn ở mức cảnh báo cháy cao nhất; Chủ động trữ nước cho mùa khô.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp
Thời tiết nông vụ ngày 22/01/2025: Bắc bộ duy trì thời tiết đẹp
Thời sự

Hôm nay, thời tiết trên cả nước khá ôn hòa, đặc biệt tại miền Bắc, trời tiếp tục se lạnh kèm theo sương mù nhẹ vào sáng sớm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/01/2025: Bắc bộ duy trì thời tiết đẹp