| Hotline: 0983.970.780

Vận hành mở cụm cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô giảm ngập úng

Thứ Ba 18/07/2023 , 21:09 (GMT+7)

Kiên Giang Cụm công trình thủy lợi cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô đang mở hoàn toàn để tiêu nước đệm, giảm dềnh cột nước phía hạ lưu, hạn chế ngập úng do mưa bão.

Công trình thủy lợi Cống Cái Lớn đang được mở hoàn toàn tất cả các cửa van để tiêu nước đệm và giảm dềnh cột nước phía hạ lưu, giảm ngập úng do mưa bão. Ảnh: Trung Chánh.

Công trình thủy lợi Cống Cái Lớn đang được mở hoàn toàn tất cả các cửa van để tiêu nước đệm và giảm dềnh cột nước phía hạ lưu, giảm ngập úng do mưa bão. Ảnh: Trung Chánh.

Mở toàn bộ cống để tiêu thoát nước

Ông Lê Tự Do, Giám đốc Chi nhánh ĐBSCL Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam cho biết, nhằm chủ động ứng phó với cơn bão số 1 (bão TALIM) gây mưa to, gió lớn trên diện rộng, đơn vị đã cử cán bộ theo dõi sát diễn biến mưa, mực nước ở thượng, hạ lưu các công trình đang quản lý, mực nước nội đồng trong vùng hưởng lợi của dự án.

Đặc biệt, diễn biến triều cường khu vực cụm ông trình hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé và Xẻo Rô, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Nam Măng Thít được theo dõi chặt chẽ. Xây dựng kế hoạch vận hành công trình thủy lợi ứng phó với cơn bão số 1, công ty đã giao Chi nhánh ĐBSCL phân công lịch trực cho cán bộ công nhân 24/24 giờ tại các công trình.

Trong đó, đảm bảo thực hiện tốt Kế hoạch số 235/KH-TLMN-ĐBSCL ngày 30/6/2023 của công ty về vận hành Cụm cống Cái Lớn, Cái Bé và Xẻo Rô trong tháng 7/2023. Hiện, các cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô đang được mở hoàn toàn để tiêu nước đệm và giảm dềnh cột nước phía hạ lưu công trình, giảm ngập úng do mưa bão.

Đồng thời, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam liên hệ chặt chẽ với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thông qua Văn phòng thường trực là Chi cục Thủy lợi các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Vĩnh Long, nơi có các công trình thủy lợi do công ty quản lý, để phối hợp vận hành hiệu quả các công trình.

Nhân viên Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam kiểm tra thực địa tình hình ngập, úng khu vực hạ lưu (phía biển) các công trình Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô. Ảnh: Trung Chánh.

Nhân viên Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam kiểm tra thực địa tình hình ngập, úng khu vực hạ lưu (phía biển) các công trình Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô. Ảnh: Trung Chánh.

“Chiều 17/7, Công ty đã tổ chức đi kiểm tra thực địa về tình hình ngập, úng khu vực hạ lưu (phía biển) các công trình Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô, ghi nhận tại một số bờ bao hạ lưu các công trình do cao trình thấp nên nước đã tràn qua gây ngập, úng cục bộ một số nhà dân và vườn cây ăn trái. Việc ngập úng cục bộ này là do ảnh hưởng mưa lớn kéo dài, kết hợp với triều cường, trong khi chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ”, ông Lê Tự Do cho biết.

Nhân viên Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam đi kiểm tra thực địa, ghi nhận tại một số bờ bao hạ lưu các công trình do cao trình thấp nên nước đã tràn qua gây ngập, úng cục bộ một số nhà dân và vườn cây ăn trái. Ảnh: Trung Chánh.

Nhân viên Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam đi kiểm tra thực địa, ghi nhận tại một số bờ bao hạ lưu các công trình do cao trình thấp nên nước đã tràn qua gây ngập, úng cục bộ một số nhà dân và vườn cây ăn trái. Ảnh: Trung Chánh.

Cảnh báo nguy cơ ngập úng do mưa lớn

Bão TALIM (bão số 1) được dự báo là cơn bão mạnh, khi đổ bộ vào đất liền, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 15. Do ảnh hưởng hoàn lưu bão, nhiều khu vực trên đất liền có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến từ 150-250mm, cục bộ có nơi trên 350mm.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Kiên Giang, do ảnh hưởng của bão số 1, khu vực tỉnh Kiên Giang có mưa nhiều nơi, rải rác mưa vừa và dông, có nơi mưa to đến mưa rất to. Cảnh báo đợt mưa diện rộng trên khu vực tỉnh Kiên Giang có khả năng kéo dài đến hết ngày 20/7.

Dự báo, trong vài ngày tới, tiếp tục xảy ra mưa dông, triều cường kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa và gió giật mạnh ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng.

Ngày 17/7, ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ký công văn hỏa tốc, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 1. Chủ động phòng, chống và ứng phó sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước và trong mùa mưa lũ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Phối hợp các lực lượng trong công tác kêu gọi tàu thuyền ngoài khơi thoát khỏi vùng nguy hiểm, tìm nơi trú tránh, hướng dẫn người dẫn việc sắp xếp, neo đậu tàu thuyền đã về bờ.

Triển khai công tác đảm bảo an toàn, phòng chống ngập lụt cho các khu đô thị tập trung, các khu công nghiệp, đảm bảo an toàn hồ đập các hồ chứa ở các đảo và vùng hạ du hồ, hệ thống đê điều và các trọng điểm đê điều xung yếu trên địa bàn tỉnh.

Bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra. Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang đã tăng cường mở các cống trên địa bàn để tiêu thoát nước, giảm ngập úng tại những nơi trũng thấp.

Từ ngày 18/7 đến 24/7 thủy triều tại vùng biển Rạch Giá có xu thế xuống chậm, đỉnh triều cao nhất ngày xuất hiện vào khoảng 17-19 giờ. Mực nước phía hạ lưu các công trình Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô tiếp tục duy trì ở mức cao. Dự báo, trong ngày 18 và 19/7 trên vùng biển Kiên Giang gió Tây đến Tây Nam vẫn duy trì mức cấp 5, giật cấp 7-8. Vì vậy, cần đề phòng mực nước dâng cao do gió mạnh kết hợp với thời điểm đỉnh triều. Dự báo, khả năng mực nước tại trạm Xẻo Rô ngày 18-19/7 đạt mức báo động 3.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cảnh báo mưa lớn tại khu vực Trung Bộ, kéo dài nhiều ngày

Từ ngày 3/11, khu vực Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa lớn, lượng mưa phổ biến 40-100mm cục bộ có nơi trên 200mm.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất