Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng nông sản
Sản xuất nông nghiệp ổn định nhưng cần mở rộng thị trường xuất khẩu; Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực; 31 triệu người dân chưa được dùng nước sạch chuẩn.
Quỳnh Anh | 06:07 31/03/2023
-
Tăng cường công tác đàm phán kết nối thị trường xuất khẩu
Thưa quý vị và bà con, hôm qua, tại cuộc họp giao ban tổng kết quý I của Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá qua 3 tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ sự ổn định. Tuy nhiên chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế. Đặc biệt là việc tốc độ tăng trưởng toàn ngành chưa đạt so với kịch bản, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm. Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng cho rằng các đơn vị cần coi trọng thị trường trong nước, đồng thời tăng cường mạnh mẽ công tác đàm phán, kết nối thị trường xuất khẩu quốc tế trong cả ngắn và dài hạn. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
Phạm Hiếu
-
Thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030. Đây là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với an ninh lương thực trong khu vực và thế giới. Mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và dinh dưỡng quốc gia; nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu… Phấn đấu đến năm 2030, chỉ còn dưới 5% hộ gia đình không đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm mức độ nặng và vừa. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 15%.
Thanh Sơn
-
31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt chuẩn
Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, những năm qua, nước ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh cho người dân. Tuy nhiên, chất lượng/điều kiện vệ sinh ở các hộ gia đình khu vực nông thôn vẫn là vấn đề khiến nhiều người quan ngại. Thực tế hiện nay, còn 22% hộ gia đình nông thôn chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, khoảng gần 14 triệu người dân đang sử dụng các nhà vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn, 31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt chuẩn. Một số khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận nguồn nước sạch của người dân khu vực nông thôn là: thiếu vốn đầu tư các công trình và thiếu môi trường pháp lý để thực hiện được các chính sách xã hội hóa cho lĩnh vực này…
Quỳnh Anh
-
Cá chết hàng loạt do tảo lam phát triển quá nhanh
Nhiều ngày nay, cá trong hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt chết hàng loạt, nhiều con trọng lượng từ 1-2kg, quá trình phân hủy làm ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh. Bước đầu, một số nhà nghiên cứu môi trường nhận định nguyên nhân cá chết do bị ngợp vì tảo lam nổi lên mặt nước, đặc quánh; đồng thời, thời tiết trở nên nắng nóng. Tảo lam có trong hồ phát triển quá nhanh, tranh chấp oxy làm cho cá thiếu không khí để thở, bị ngộp. Thêm vào đó, chất thải sinh hoạt và nông nghiệp từ thượng nguồn suối Cam Ly đổ về, làm môi trường nước hồ Xuân Hương càng bị ô nhiễm nặng. Lực lượng chức năng đang kiểm tra đánh giá mức độ ô nhiễm để có biện pháp ứng phó phù hợp.
Minh Hậu
- Đầu tư hơn 20 tỷ đồng cho nông nghiệp số
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống nền tảng nông nghiệp số có tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Đồng Tháp là một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước. Việc số hóa dữ liệu canh tác là một phần quan trong trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp số, hỗ trợ người dân có những giải pháp sản xuất phù hợp, giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất. Dự án nhằm đầu tư hệ thống các thiết bị IoT giám sát mặt đất, giúp tự động thu thập dữ liệu canh tác, các chỉ tiêu khí tượng, thủy văn, diễn biến tình hình dịch hại, sâu bệnh nhằm số hóa dữ liệu, đi đến số hóa quy trình canh tác, hỗ trợ nâng cao năng suất sản xuất cho người dân và tối ưu hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp.
Lê Hoàng Vũ
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, theo thống kê của Bộ NN-PTNT, 3 tháng đầu năm nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản chính có giá trị xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu ước đạt 11,19 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá, sản xuất nông nghiệp trong quý 1 năm nay giữ được sự ổn định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Để tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo những đột phá trong giai đoạn tiếp theo, Bộ trưởng cho rằng ngành nông nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp cụ thể, bắt nguồn từ vấn đề mở rộng đàm phán với thị trường quốc tế.
Băng:
Phạm Hiếu
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 31/3/2023.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đi công tác địa phương.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu Hội thảo trực tuyến, dự họp báo thường kỳ. Nghe báo cáo tiến độ thực hiện một số nội dung. Họp Danh mục nhiệm vụ Khoa học công nghệ năm 2024. Sau đó, họp giao ban Qúy I và triển khai công tác Qúy II của Khối Thú y.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Hội thảo tham vấn Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp họp chuẩn bị Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ 4.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nghe báo cáo Đề án kiểm kê rừng toàn quốc. Sau đó, Họp Ban chỉ đạo Tổng kết Chỉ thị 13.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng nông sản
Sản xuất nông nghiệp ổn định nhưng cần mở rộng thị trường xuất khẩu; Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực; 31 triệu người dân chưa được dùng nước sạch chuẩn.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.
Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.