Tìm mô hình du lịch đặc hữu cho Vườn quốc gia Ba Vì
Hơn 90% lao động của vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp, mức sống của phần lớn dân cư chỉ đảm bảo đời sống thường ngày.
Bảo Thắng | 10:10 25/12/2023
Tìm mô hình du lịch đặc hữu cho Vườn quốc gia Ba Vì
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển lâm nghiệp.
Thưa quý vị và bà con, Nằm giữa lòng thành phố, Vườn quốc gia Ba Vì có một vị trí vô cùng đặc biệt, nhất là với nhóm cư dân sinh sống tại vùng đệm. Trải dài trên 15 xã, thuộc 3 huyện, 1 thành phố trực thuộc tỉnh, vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Vì có tổng số dân khoảng 150.000 người, trong đó người Kinh chiếm trên 50%, còn lại là dân tộc Mường, Dao và Thái.
MC 2:
Vâng thưa quý vị, Dù sinh sống tại các vùng giáp ranh các khu đô thị, hơn 90% lao động của vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì lại hoạt động trong khu vực nông lâm nghiệp, với đặc thù năng suất thấp do phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Mức sống của phần lớn dân cư trong vùng ở mức thấp, chỉ đảm bảo đời sống thường ngày.
Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì vẫn còn hơn 10%. Trong đó, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì có tỷ lệ cao nhất, tới hơn 16%.
Ông Nguyễn Xung Hưng, một lương y đang hành nghề bốc thuốc nam tại xã Khánh Thượng cho biết, cuộc sống của gia đình vẫn gắn chặt với những cánh rừng.
Băng 1
Cách nhà ông Hưng không xa, cũng tại xã Khánh Thượng, ông Nguyễn Văn Phán lại có một nỗi tâm tư khác. Ông cho biết, nhiều hộ dân khác sống tại vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì có tập quán trồng keo để cải thiện thu nhập. Sau từ 4-5 năm, keo được đưa vào khai thác. Người dân có đồng ra đồng vào, nhưng phải đánh đổi bằng việc cả một vạt rừng đang xanh tốt bỗng dưng trở thành đất trống, đồi trọc.
Qua báo chí, ông Phán được biết, tại nhiều khu bảo tồn thiên nhiên khác trên cả nước, người dân sống tại vùng đệm được hỗ trợ một số loại cây chỉ khai thác vỏ, hạt hoặc quả, thay vì phải chặt bỏ khi đến tuổi thu hoạch như cây keo.
Băng 2
Vườn quốc gia Ba Vì còn đặc biệt bởi dưới chân núi là những làng người Dao có truyền thống bốc thuốc nam chữa bệnh cứu người hàng chục năm nay.
Cách đây mấy chục năm, nghe theo tiếng gọi của Đảng, Nhà nước, đồng bào người Dao hạ sơn từ độ cao 700-800m xuống chân núi Ba Vì. Họ phải đổi phương thức canh tác, từ du canh du cư, phát rừng làm rẫy, săn bắt hái lượm… sang trồng trọt, tự làm ra cái ăn.
Hạ sơn nên hầu hết các hộ dân theo nghề thuốc nam giờ có ít đất để trồng cây dược liệu. Ngoài ra, những cây thuốc nam hầu như chỉ thích hợp với khí hậu của các vùng có độ cao trên 400m, nhiệt độ mát mẻ hơn.
Để giải bài toán nguyên liệu, bà con đồng bào đã hình thành các nhóm thu gom, vận chuyển nguyên liệu cây thuốc từ các vùng khác về. Tuy nhiên, phương pháp này khiến chi phí sản xuất gia tăng, đồng thời khiến tình hình hoạt động của các cơ sở khó đảm bảo.
Bà Nguyễn Thị Thoa, một lương y gia truyền tại xã Thịnh Minh, TP. Hòa Bình bày tỏ mong muốn.
Băng 3
Hỗ trợ cuộc sống, ổn định thu nhập cho bà con sống tại vùng đệm các Vườn quốc gia là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Vào năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 24, quy định rõ mức hỗ trợ với người dân.
Đây là căn cứ pháp lý để hơn 170 vườn quốc gia và khu bảo tồn trên cả nước chi trả cho người dân. TS Nguyễn Mậu Thái, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và PTNT Bắc bộ cho biết
Băng 4
Về phía Vườn quốc gia Ba Vì, ông Chu Ngọc Quân, Phó giám đốc vườn thừa nhận, vì nhiều lý do, trong đó có những nguyên nhân cho lịch sử để lại, nên Vườn quốc gia Ba Vì hiện chưa thể đáp ứng được mức chi trả cho người dân theo Quyết định số 24.
Đây là nỗi trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo Vườn, bởi không giống như các vườn quốc gia, khu bảo tồn khác trên cả nước, Vườn quốc gia Ba Vì chịu áp lực không nhỏ từ việc nằm trọn trong thành phố.
Băng 5
Bên cạnh khó khăn, điểm sáng của Vườn quốc gia Ba Vì là tự chủ tài chính một cách bền vững, thông qua các hoạt động du lịch sinh thái. Người dân vùng đệm được hưởng lợi khi trở thành lao động trực tiếp, hoặc có cơ hội quảng bá văn hóa, sản phẩm bản địa.
Theo lời ông Chu Ngọc Quân, dưới chân núi Ba Vì có một xã người Dao. Nhờ những hoạt động du lịch của vườn, mà xã có hơn 2.000 dân này đạt doanh thu hơn 100 tỷ đồng mỗi năm nhờ buôn bán thuốc nam. Ngoài ra, họ còn nguồn thu nhập từ việc ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng với Vườn quốc gia Ba Vì.
Dựa trên cơ sở này, Vườn quốc gia Ba Vì sẽ hỗ trợ vùng đệm dựa trên 3 yếu tố chính: Môi trường bền vững, kinh tế bền vững và xã hội bền vững. Ông Chu Ngọc Quân định hướng
Băng 6
Trong dài hạn, Vườn quốc gia Ba Vì tiếp tục xác định du lịch là thế mạnh, là mũi nhọn đột phá, hỗ trợ kinh tế cho người dân vùng đệm. Hiện lãnh đạo vườn đang nghiên cứu, thí điểm một số loại hình du lịch độc đáo, mang tính đặc trưng, đặc hữu để tăng thêm giá trị cho Vườn quốc gia Ba Vì
Băng 7
MC 1:
Thưa quý vị và bà con!
Xuyên suốt những năm vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã nhiều lần nhắc đến câu chuyện tích hợp đa giá trị với cán bộ, doanh nghiệp và người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, có việc gắn phát triển nông nghiệp với hoạt động du lịch, xây dựng các liên kết về du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng cho người dân.
Cùng với việc lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế cho đồng bào khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, hy vọng người dân vùng đệm các vườn quốc gia sẽ có thêm nhiều dư địa để tạo lập cuộc sống đủ đầy cả về vật chất lẫn tinh thần.
MC 2:
Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
MC 1; tin 1
Thưa quý vị và bà con,
Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, dự kiến kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam trong năm 2023 chỉ đạt khoảng 13,5 tỷ USD, giảm 15,5% so với năm ngoái. Dự báo tình hình sản xuất, xuất khẩu gỗ trong năm 2024 vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, mục tiêu đặt ra của toàn ngành đến năm 2025, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 20 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 18,5 tỷ USD. Đến năm 2030, giá trị xuất khẩu đạt 25 tỷ USD. Trong bối cảnh sức mua của thị trường vẫn yếu thì việc đạt được kế hoạch này là không dễ.
MC 2: tin 2
Năm 2023, công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục được giữ vững. Lực lượng kiểm lâm và chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm tra và đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ vi phạm. Theo đó, trong năm nay, lực lượng kiểm lâm và chuyên trách bảo vệ rừng của tỉnh đã kiểm tra, phát hiện và tiếp nhận 154 vụ vi phạm liên quan đến hoạt động lâm nghiệp, thủy sản như: sử dụng ngư cụ cấm để đánh bắt thủy sản; khai thác rừng trái phép; buôn bán động vật rừng không có hồ sơ hợp pháp; vận chuyển lâm sản trái pháp luật; tàng trữ lâm sản trái phép… Đặc biệt, một bộ phận người dân nhận thức về pháp luật còn hạn chế, manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng kiểm lâm đang thực thi nhiệm vụ.
MC 1: tin 3
Để giúp bà con ổn định kinh tế hướng đến thoát nghèo nhanh, bền vững, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc tập trung phát triển kinh tế, gắn sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, tập quán sản xuất của người dân. Cùng với lúa nếp Cay Nọi, sắn, đào, cây quế cũng đang được huyện đặc biệt quan tâm nhờ giá trị về kinh tế, phù hợp trồng ở điều kiện địa hình đồi, dốc đi đôi với bảo vệ rừng. Đến nay, toàn huyện có trên 80 ha quế được trồng trên đất nương rẫy của người dân. Rút kinh nghiệm từ các loại cây trồng được triển khai trước đây, thời gian qua huyện đã tích cực vào cuộc, nhằm thúc đẩy cây quế phát triển theo hướng bền vững.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Tìm mô hình du lịch đặc hữu cho Vườn quốc gia Ba Vì
Hơn 90% lao động của vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp, mức sống của phần lớn dân cư chỉ đảm bảo đời sống thường ngày.
Bảo Thắng
Tin liên quan
Các chương trình
Khi giá trị cây năn bộp cũng như nhu cầu sử dụng loại cây rau ăn ngon, bổ dưỡng này được nhiều người biết đến thì phong trào trồng năn bộp đã được nhân rộng.
Hiện tại, diện tích gieo trồng vụ đông tại huyện Tân Yên đã cơ bản đạt mục tiêu, gồm các loại cây như lạc, ngô, khoai lang, khoai tây, các loại dưa bí và ớt.