Tôm càng xanh hồi sinh một vùng đất trũng
Không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng, nhiều vùng ngập nước của tỉnh Ninh Bình còn trở thành điểm nhấn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng sinh kế cho bà con. Và tôm càng xanh là đối tượng đã 'bén duyên', hồi sinh vùng đất trũng nơi đây.
Xuân Hào | 11:03 13/10/2023
TÔM CÀNG XANH HỒI SINH MỘT VÙNG ĐẤT TRŨNG
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã trở lại với Nông nghiệp Radio
MC1:Thưa quý vị và bà con, Ninh Bình là địa phương nổi tiếng với những khu ngập nước. Những vùng ngập nước nơi đây đã dần được khai phá. Nơi thì thành khu du lịch nổi tiếng, nơi thì chứa đựng những hoa sơ của bảo tồn. Những có những nơi buộc phải chuyển đổi để tăng sinh kế cho người dân. Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng Nông nghiệp radio về một vùng ruộng trũng tại Ninh Bình để xem người dân nơi đây đã có những bước chuyển đổi như thế nào, quý vị nhé.
MC2:
Ánh nắng bai mai cuối thu chưa xua tan được lớp sương sớm trên những khu đầm nơi rìa phía Đông của thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Trên những khu đầm, lác đác xót lại vài cánh lá sen muộn nằm lẻ loi gữa màn sương trắng mờ và mênh mông nước. Khu đầm này thực tế đã lên phường rồi đấy, phường có cái tên khá hay, phường Tân Bình, nhưng vẻ hoang sơ vẫn còn hiện diện đầy đủ ở nơi đây.
Căn chòi của ông Đinh Thịnh Hội được dựng khá khéo léo dưới những tán cây xi già với những chùm rễ buông xuống tua tủa. Để đi vào chòi, người ta phải đi qua chiếc cầu "tay vịn" mà chủ nhân của nó đã phải phá cả một bờ tre để dựng.
Như bao ngày, khi sương sớm còn chưa tan, ông Đinh Thịnh Hội đã xoay trần đảo ốc biêu vàng đang được luộc trong cái thùng phi to đùng để chuẩn bị chế biến thức ăn cho loài nuôi mới trong đầm của ông, đó là con tôm càng xanh.
Mặc dù con tôm càng xanh mới nuôi ở đây được hai vụ, nhưng với cách nuôi quảng canh hướng hữu cơ mà người dân nơi đây áp dụng thì bước đầu đã gieo hy vọng cho một vùng tôm hữu cơ nhiều hiệu quả.
Băng 1:
Cả khu đầm rộng tới 76 ha của phường Tân Bình của thành phố Tam Điệp được dòng sông Đang chia nước. Sông Đang bắt nguồn từ sông Hoàng Long rồi luồn lách qua các dãy núi đá vôi để tìm đường về với biển. Nước ở đây được hệ sinh vật nguyên bản rửa lọc nên rất trong.
Cách khu đầm nhà ông Đinh Thịnh Hội vài khúc quanh của con đê sông Đang là khu đầm của ông Nguyễn Văn Cường. Lứa tôm càng xanh mà ông Cường nuôi đang gần đến kỳ thu hoạch nên cả hai vợ chồng ông xoay vần từ sáng sớm đến tối khuya để kiếm đủ thức ăn cho tôm, từ dong rêu, cá tép đến những bao tải chứa đầy ốc biêu vàng. Kéo mẻ lưới để kiểm tra kích cở của tôm, ông Cường gạt đi những rọt mồ hôi trên khuôn mặt cháy nắng và nở một nụ cười hiền khi nhìn những con tôm to, đều đang nhảy tanh tách trong rổ.
Băng 2:
Những khả quan ban đầu của con tôm càng xanh đã được Đảng ủy và chính quyền phường Tân Bình nói riêng và TP Tam Điệp nói chung nắm bắt. Ông Trần Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Bình cho biết, địa phương xác định nuôi tôm càng xanh theo hướng hữu cơ là hướng đi bền vững cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên vùng đất khó khăn này.
Băng 3
Những dãy đá vôi vẫn ngày ngày đổ bóng hai chiều xuống vùng đầm một lúa hai tôm của phường Tân Bình, TP Tam Điệp. Người dân nơi đây vẫn như bao đời, mày mò tạo kế sinh nhai. Cũng từ cái khó mà người dân đã tìm đến con tôm càng xanh với bước đầu khả quan như vậy. Nhưng để hình thành một vùng nuôi tôm quảng canh hướng hữu cơ một cách bền vững thì có lẽ cần những chính sách hỗ trợ kịp thời, phù hợp của ngành chức năng tỉnh Ninh Bình. Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Trọng Hội, phó trưởng phòng Kinh tế, TP Tam Điệp cho biết:
Băng:
MC1:
Vâng thưa quý vị và bà con, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng tại vùng lúa kém hiệu quả là chủ trương lớn của ngành nông nghiệp và các địa phương, đã được thực hiện trong nhiều năm. Để thực hiện hiệu quả một chính sách thì việc khảo sát, phát huy điều kiện thực tại ở cơ sở là một phương pháp đã được nhiều nơi áp dụng và đã thành công. Câu chuyện về con tôm càng xanh bén duyên với bà con tại vùng ruộng trũng của phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình có lẽ cũng là một gợi ý cho các nganh chức năng của tỉnh Ninh Bình quan tâm, theo dõi. Nông nghiệp radio tin rằng, trong một tương lại không xa, tôm càng xanh hướng hữu cơ sẽ là điểm nhấn trong công cuộc chuyển đổi vật nuôi cây trồng tại Ninh Bình.
MC2
Bây giờ, mời quý vị và bà con đến với một số tin vắn về hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang diễn ra trên cả nước.
MC 1: Tin 1
Theo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, trong những năm gần đây, trước sự biến đổi khí hậu, lối sống xanh được nhiều người quan tâm và dần trở thành xu thế của thời đại. Xu hướng tiêu dùng xanh khiến các nhà sản xuất cũng phải chuyển mình để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu mới. Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tại Hà Nội, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đang lựa chọn phương thức sản xuất xanh để đáp ứng xu hướng tiêu dùng này. Bà Vũ Thị Hương - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, để xanh hóa sản xuất, ngành nông nghiệp TP thời gian qua đã tập trung vào các mô hình VIETGAP, hữu cơ, sản xuất nông nghiệp tuần hoàn… đây là một trong nhiều khâu của sản xuất xanh đã mang lại hiệu quả rõ rệt và lợi ích kinh tế cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Lê bền
MC2; Tin 2
Tại tỉnh Thái Nguyên, trước các yêu cầu ngày càng khắt khe về xử lý chất thải chăn nuôi, trong khi bản thân chưa đủ khả năng để đầu tư hệ thống xử lý đạt chuẩn, anh Lộc Văn Tịnh, thành viên HTX Nông nghiệp Tiên Phong, xã Yên Trạch, huyện Phú Lương đã tự tìm hiểu và triển khai phương pháp xử lý phân hữu cơ bằng các chế phẩm vi sinh. Trang trại của anh Lộc Văn Tịnh có quy mô 14.000 con gà lông màu và 170 con lợn, lượng chất thải mỗi tháng từ gà và lợn lên tới gần 30 tấn. Sau khi áp dụng các phương pháp ủ phân vi sinh, trang trại của anh không chỉ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra nguồn thu ổn định nhờ việc bán phân hữu cơ vi sinh với giá khoảng 1.200 đồng/kg - cao gấp đôi so với bán phân tươi trước đây. Ngoài ra, anh Tịnh còn tạo việc làm cho 4 - 5 lao động địa phương thực hiện quá trình ủ phân hữu cơ vi sinh với tiền công từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Quang Linh
MC1: Tin 3
Là địa phương có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ nên huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau luôn có nhiều chủ trương, định hướng về sản xuất cho các xã, thị trấn. Trong đó, xã Trí Lực là đơn vị đi đầu ở loại hình sản xuất này. Toàn xã hiện có 15 tổ sản xuất và 2 HTX thực hiện sản xuất và kinh doanh lúa-tôm. Cách đây 1 năm, mô hình lúa-tôm sú ở xã Trí Lực đã được Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản - ASC cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận ASC về tôm sạch. Ngoài ra, xã Trí Lực hiện có 2 vùng sản xuất lúa hữu cơ được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam. Theo đánh giá của ngành chức năng, năng suất lúa hữu cơ bình quân đạt từ 4,6 - 4,9 tấn/ha. Sản phẩm gạo hữu cơ xã Trí Lực cũng được doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường từ 1.000 - 1.500 đồng/kg.
Trọng Linh
Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trinh Nông nghiệp hữu cơ hôm nay, xin cảm ơn quý vị và bà con đã chú ý theo dõi, xin kính chào và hẹn gặp lại.
Tôm càng xanh hồi sinh một vùng đất trũng
Không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng, nhiều vùng ngập nước của tỉnh Ninh Bình còn trở thành điểm nhấn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng sinh kế cho bà con. Và tôm càng xanh là đối tượng đã 'bén duyên', hồi sinh vùng đất trũng nơi đây.
Xuân Hào
Tin liên quan
Các chương trình
Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD; Chủ thể OCOP cần sẵn sàng hành trang lên ‘chuyến tàu tốc hành’; Ngăn chặn nhập lậu động vật qua biên giới.
Trong đợt không khí lạnh này, Bắc bộ thời tiết ít thay đổi. Từ đêm nay, ở Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, riêng vùng núi đêm và sáng sớm trời rét.