Trăn trở bài toán canh tác cà phê hữu cơ
Cây cà phê từ lâu đã bám rễ ở vùng đất Đức Cơ (Gia Lai) nhưng bài toán chuyển dịch sang canh tác hữu cơ vẫn là niềm trăn trở của bà con nơi đây.
Xuân Hào | 13:39 23/12/2023
Trăn trở bài toán canh tác cà phê hữu cơ
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.
Thưa quý vị và các bạn! Cây cà phê đã từ lâu bám rễ ở vùng đất Đức Cơ, tỉnh Gia Lai do phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu với vùng đất này, cây cà phê nhanh chóng trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân địa phương. Tuy vậy, bài toán nâng cao chất lượng cà phê, chuyển dịch sang hình thức canh tác cà phê hữu cơ để người tiêu dùng trong nước và quốc tế tin tưởng nhiều hơn nữa vẫn là niềm trăn trở của người dân và chính quyền huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tiếng máy rang cà phê
Xưởng cà phê của anh Nguyễn Văn Thân ở xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai những ngày này vẫn đang rộn ràng trong không khí lao động để kịp cho ra những sản phẩm chất lượng cao cà phê hữu cơ phục vụ nhu cầu của khách trong dịp tiết nguyên đán sắp tới.
tiếng động tại xưởng
Anh Thân cho biết toàn bộ hạt cà phê tại pham đều được tuyển chọn từ những trái cà phê hái chin, chon lọc bằng tay 100%, được kiểm soát lên men nguyên trái và trải qua giai đoạn phơi chậm, khi phơi trên giàn người phơi phải canh độ ẩm trong ngày để hoang phơi 1 lần hay ủ lại khi đủ độ ẩm, trái cà phê khi phơi phải khô đều nếu để nắng gắt sẽ làm khô quắt hạt bên ngoài nhưng vẫn bị ẩm bên trong. Khác với cà phê thương mại, những hạt cà phê chất lượng cao đều được trồng và chọn lọc một cách nghiêm ngặt theo chuẩn hữu cơ. Anh Nguyễn Văn THân cho rằng đây là lĩnh vực chưa nhiều người tiếp cận, nếu đi tiên phong sẽ có lợi thế về thị trường.
Băng anh Thân
Cũng chuyển dịch theo hướng cà phê đặc sản, cà phê hữu cơ, cà phê ở xã Ia Nan phương thức canh tác theo tiêu chuẩn 4C Vietgab đã dần thay đổi tư duy của người nông dân. Ông Nguyễn Tuấn Duy, Giam đốc HTX xây dựng thương mại và dịch vụ Phượng Hoàng cho biết, để nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê HTX đã đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại trong sx và chế biến.
Băng anh Duy
Toàn huyện Đức Cơ hiện có khoảng 9000 ha cà phê nằm trong vùng nguyên liệu của đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, hiện đã được Bộ NN&PTNT đầu tư một số hạng mục. Theo ông Nguyễn Quốc Tư, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đức Cơ, để trở thành một thương hiệu cà phê rang say hoặc hòa tan phụ thuộc khá lớn vào trình độ công nghệ, điều này đặt ra yêu cầu với các doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ chế biến sâu, tuy nhiên đây lại là mắt xích yếu trong quy trình sx cà phê tại địa phương.
Băng anh Tư
MC1:Thưa quý vị và bà con, sau cả thế kỷ cây cà phê được du nhập vào nước ta, sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam đã đứng hàng đầu thế giới. Nhưng thực tế những năm qua đã cho thấy, sản lượng cà phê của chúng ta nhiều những giá trị mang lại là chưa tương xứng. Việc chuyển đội trạng thái sản xuất hướng đến cà phê chất lượng cao theo hướng hữu cơ như là một phương thức cần thiết để nâng giá trị của cà phê Việt Nam. Bên cạnh đó, sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ còn đảm bảo sức khỏe cho người làm cà phê.
MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn liên quan tới hoạt động phát triển nông nghiệp hữu cơ.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con, Hội Nông nghiệp tuần hoàn miền Trung tổ chức tổng kết phong trào nông nghiệp hữu cơ - kinh tế tuần hoàn miền Trung năm 2022 - 2023 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Theo thông tin tại Hội nghị, đến nay, hội cùng với doanh nghiệp vận động xây dựng trên 60 mô hình nông nghiệp hữu cơ; trong đó có 10 mô hình là hợp tác xã và trên 50 mô hình là hộ trồng trọt, chăn nuôi, hộ kinh tế tuần hoàn. Năm 2024, Hội Nông nghiệp tuần hoàn miền Trung tổ chức các biện pháp nhân rộng mô hình Nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; phấn đấu kết nạp từ 100 - 200 hội viên mới, tiến tới thành lập các chi hội cơ sở, trước mắt là chi hội ở Hà Tĩnh và Quảng Bình.
MC 2: tin 2
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh có 6 mô hình được chứng nhận sản xuất hữu cơ với quy mô 12,2 ha. Ngoài ra, tỉnh đang phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm triển khai xây dựng 3 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ. Tại các địa phương cũng đang triển khai thực hiện 80 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ với quy mô hơn 1,4 nghìn ha cây trồng, 23,7 nghìn vật nuôi. Dự kiến cuối năm 2023 có thêm 17,8ha hồ tiêu và 4,5ha sầu riêng đạt chứng nhận hữu cơ. Ngoài ra, việc tạo ra phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất trồng trọt cũng được nông dân địa phương này quan tâm và đến nay đã ứng dụng cho khoảng 703,5ha cây ăn quả, rau màu, tăng 463,5ha so với năm 2021.
MC 1: tin 3
Hiện nay, Thành phố Sơn La có gần 96 ha cây trồng được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương, có 6 mã số vùng trồng cây ăn quả, xây dựng, duy trì 16 chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, xây dựng 10 sản phẩm OCOP. Nhân rộng 10 mô hình sản xuất điển hình tiêu biểu của Thành phố, đến nay, có 76 hộ thuộc 7 xã, phường áp dụng, nhân rộng, tiêu biểu như mô hình trồng rau hữu cơ của HTX nông sản Sơn La, trồng rau hữu cơ ứng dụng công nghệ tưới phun tự động của HTX nông nghiệp hữu cơ bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, trồng xoài VietGAP tại bản Pát, xã Chiềng Ngần… Việc đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm, đã tạo phong trào thi đua phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, góp phần thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của nông dân trong ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hwuu cơ của nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Trăn trở bài toán canh tác cà phê hữu cơ
Cây cà phê từ lâu đã bám rễ ở vùng đất Đức Cơ (Gia Lai) nhưng bài toán chuyển dịch sang canh tác hữu cơ vẫn là niềm trăn trở của bà con nơi đây.
Xuân Hào
Tin liên quan
Các chương trình
Từ trồng lúa và rau màu trên đất bãi, Phù Đổng nay đã trở thành vùng sản xuất hoa giấy lớn nhất nhì miền Bắc và tự chủ từ giống gốc tới cây thành phẩm.
Khi giá trị cây năn bộp cũng như nhu cầu sử dụng loại cây rau ăn ngon, bổ dưỡng này được nhiều người biết đến thì phong trào trồng năn bộp đã được nhân rộng.