Tranh thủ nguồn lực tận dụng triệt để các FTA

Thời gian qua, lĩnh vực xuất khẩu nông sản của Việt Nam ghi nhận nhiều kết quả tích cực nhờ những tác động từ việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do FTA.

Bảo Thắng  | 11:30 11/12/2023

Tranh thủ nguồn lực tận dụng triệt để các FTA

Tự động

Chương trình phát thanh

Tranh thủ nguồn lực tận dụng triệt để các FTA  

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con,

Theo Tổng cục Thống kê, sau 11 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 619,17 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 25,83 tỷ USD.

Riêng trong tháng 11, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,88 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các sản phẩm của ngành nông nghiệp tiếp tục có những đóng góp ấn tượng, với nhiều sản phẩm tăng cả về giá trị và lượng so với tháng trước như:

Gạo đạt 462 triệu USD, tăng 13,5% giá trị; cao su đạt 343 triệu USD, tăng 16,6%; cà phê đạt 252 triệu USD, tăng 59,9%; sắn và sản phẩm của sắn đạt 151 triệu USD, tăng 10,6%;

Có được kết quả đáng ghi nhận này, một phần nguyên nhân đến từ những tác động tích cực từ việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do FTA. Nhờ tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp đã tăng trưởng xuất khẩu. Đồng thời thông qua dòng vốn đầu tư và nhập khẩu theo các FTA để tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nắm bắt các cơ hội hợp tác mới.

Bên cạnh những lợi thế, FTA cũng đặt ra một số khó khăn, trong đó chủ yếu là nguồn lực tài chính hạn chế. Vấn đề càng trở nên bức thiết đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ.

Băng a1

Vấn đề cạnh tranh cũng là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp khi mang chuông đi đánh xứ người. Vài năm trở lại đây, Việt Nam đã phải đối mặt với những lần điều tra về chống bán phá giá với sản phẩm mật ong và gỗ.

Pháp luật phòng vệ thương mại được các thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép sử dụng quy trình này để bảo vệ sản xuất trong nước. Cho nên ngay cả với những nước mà Việt Nam chưa có FTA, việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu cũng là một điểm đáng lưu ý.

Ông Phùng Gia Đức, Phó Trưởng phòng Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương khẳng định, các biện pháp phòng vệ thương mại là xu hướng tất yếu, không thể tránh khỏi

Băng a2

Trong bối cảnh các quốc gia nhập khẩu thường xuyên thay đổi, cập nhật các quy định về kiểm dịch, ngành sản xuất trong nước không còn cách nào khác là liên tục cập nhật thông tin thị trường, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế.

Xác định nội lực là cơ bản, quyết định, ngoại lực là quan trọng, đột phá, doanh nghiệp phải có chiến lược rõ ràng trong việc nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn của dây chuyền sản xuất.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc văn phòng SPS Việt Nam bày tỏ.

Băng a3

Ở góc độ địa phương, những vùng trọng điểm nông nghiệp như Hải Dương luôn ưu tiên nguồn lực cho các sản phẩm thế mạnh, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Ông Trần Văn Quân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhìn nhận, ngoài các hỗ trợ về giống, phân bón, người nông dân giờ còn cần cả hướng dẫn về bao bì, nhãn mác và các định hướng về xây dựng, phát triển thương hiệu

Băng a4

Thưa quý vị và bà con!

Đảng và Nhà nước thời gian qua rất quan tâm đến công tác mở rộng thị trường, và cụ thể hóa bằng việc tăng cường đàm phán ký kết các FTA. Trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đầu tháng 12 này, người đứng đầu Chính phủ đã có nhiều phiên họp với các tiểu vương quốc ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ để thúc đẩy quá trình này.

Mỗi một FTA được ký sẽ tạo bước đột phá về hợp tác kinh tế, thương mại để những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam có thể vươn cao, bay xa tới bạn bè khắp 5 châu, từ đó đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin tức về hoạt động áp dụng quy định SPS về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật.

Tin 1

Theo thống kê mới đây của Văn phòng SPS Việt Nam, từ 21/10 đến 21/11/2023, Trung Quốc và EU đã gửi 11 thông báo về SPS cho Việt Nam với đa phần nhắc đến vấn đề về thực phẩm. Riêng EU, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu của năm 2023 đã cảnh báo Việt Nam có 31 vi phạm về xuất khẩu nông sản, đa số bị vướng về lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản vượt mức cho phép. Như vậy có thể thấy, dù xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng của năm 2023 đã cán mốc 47,8 tỷ USD thì vẫn còn đó những nỗi lo là các nhà xuaats khẩu trong lĩnh vực này có thể để mất đơn hàng trong thời gian tới nếu để xảy ra trường hợp vi phạm.

Tin 2

Trong 2 năm qua, từ khi cơ quan hải quan Trung Quốc yêu cầu các nước xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc phải đăng ký theo Lệnh 248 và Lệnh 249, với vai trò là cơ quan đầu mối, Văn phòng SPS Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai đồng bộ các hoạt động. Quá trình triển khai thực tế của Văn phòng cho thấy có một số khó khăn, vướng mắc cũng như bài học kinh nghiệm. Cụ thể, việc xử lý, phê duyệt hồ sơ đăng ký trên CIFER thường chậm. Phía Trung Quốc cũng chậm phản hồi đối với hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin của phía Việt Nam. Một số doanh nghiệp chưa kịp thời bố trí nguồn lực để triển khai đăng ký trên CIFER, đặc biệt là đăng ký gia hạn. Do đó, Văn phòng SPS khuyến cáo, trong thời hạn từ 3-6 tháng trước khi hết thời hạn đăng ký, doanh nghiệp phải chủ động nộp hồ sơ gia hạn đăng ký trên CIFER. Các doanh nghiệp lưu ý khẩn trương thực hiện đăng ký gia hạn theo quy định để không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

Tin 3:

Mới đây, ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, đã khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vào thị trường Nhật Bản cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng hàng hóa vi phạm quy định được đặt ra. Nhất là vào tháng 10 vừa qua, có hai lô sầu riêng và ớt của Việt Nam khi xuất sang Nhật đã bị buộc tiêu hủy do tồn dư hóa chất vượt tiêu chuẩn cho phép. Nhiều ý kiến cũng cho rằng nếu doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vẫn còn quen với kiểu “ăn xổi ở thì”, thất tín với nhà nhập khẩu, để xảy ra sự việc làm mất uy tín cho nông sản Việt thì về sau khó tránh việc mất đơn hàng. Và bản thân nông hộ nếu vẫn không tuân thủ quy trình để cho nông sản xuất đi bị tồn dư hóa chất thì chính họ đã tự phá hủy uy tín và cơ hội làm ăn của mình. Và thay vì xem Nhật Bản là thị trường khó tính thì các nhà xuất khẩu nông sản của Việt nên xem đây là thị trường khôn ngoan và đầy tính trách nhiệm, để từ đó thích ứng và đáp ứng các tiêu chuẩn một cách đầy đủ nhất.

Tự động

Tranh thủ nguồn lực tận dụng triệt để các FTA

Thời gian qua, lĩnh vực xuất khẩu nông sản của Việt Nam ghi nhận nhiều kết quả tích cực nhờ những tác động từ việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do FTA.

Bảo Thắng

Tin liên quan

Các chương trình

Mông Cổ là cánh cửa để nông sản Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường
Thời sự

Mông Cổ là cánh cửa để nông sản Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường; TP. HCM công bố hơn 30 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

Mông Cổ là cánh cửa để nông sản Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường
Thời tiết nông vụ ngày 25/11/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh có cường độ mạnh
Thời sự

Khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ và Trung Trung bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 25/11/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh có cường độ mạnh