| Hotline: 0983.970.780

Phổ biến các quy định hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU

Thứ Sáu 08/12/2023 , 14:50 (GMT+7)

Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức phổ biến, giải đáp các thắc mắc về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU tại khu vực Tây Nguyên.

Sáng 8/12, Văn phòng SPS Việt Nam phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị phổ biến các quy định và cam kết về SPS trong Hiệp định thương mại tự do giữ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Tham dự hội nghị có Hội nông dân, HTX, doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và lãnh đạo Sở NN-PTNT các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận.

Hội nghị đã giới thiệu về các quản lý dịch hại tổng hợp IPM đối với cây ăn trái, sâu bệnh và giải pháp phòng ngừa sâu bệnh; Các quy định của thị trường EU đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu từ Việt Nam; Giới thiệu công nghệ sơ chế bảo quản một số loại thủy sản xuất khẩu sang EU; Giới thiệu về phần mềm tra cứu cơ sở dữ liệu các quy định từng thị trường…

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quang Yên.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quang Yên.

Ông Nguyễn Hắc Hiển, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết, thế mạnh của địa phương là sản xuất nông nghiệp. Đến nay toàn tỉnh đã được cấp 83 mã số vùng trồng: sầu riêng, xoài, vải, nhãn, chuối, ớt với tổng diện tích 3.219,38 ha). Đối với cơ sở đóng gói đã được cấp mã số là 24 cơ sở.

"Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng vào thị trường EU.

Hội nghị sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước doanh nghiệp, người dân nắm được một số nội dung cốt lõi của Hiệp định, các tác động và cách thức ứng phó, cũng như chia sẻ những giải pháp và cách thức tiếp cận hiệu quả thị trường. Đây cũng là dịp nâng cao năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp  để từ đó có thể tận dụng tốt nhất do Hiệp định đem lại”, ông Hiển nói.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, hiện nay các Nghị định ký kết với các quốc gia đã được cơ bản cập nhập đến các cơ quan chức năng, doanh nghiệp để kịp thời các quy định, tháo gỡ các khó khăn để đáp ứng được thị trường.

Hiện nay Văn phòng SPS Việt Nam đang tích cực phổ biến các quy định của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Ảnh: Quang Yên.

Hiện nay Văn phòng SPS Việt Nam đang tích cực phổ biến các quy định của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Ảnh: Quang Yên.

Theo ông Nam, một doanh nghiệp quy định vi phạm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh thì lập tức bị nước nhập khẩu cảnh báo.

“Tất cả các cảnh báo này sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp là đầu tiên, đối tượng thứ 2 là toàn ngành hàng và đối tượng cuối cùng là ảnh hưởng đến uy tín ngành nông nghiệp Việt Nam. Lâu nay chúng ta luôn quan niệm EU là thị trường khắc khe về các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, thông qua nhiều hội nghị, ý kiến của chuyên gia đã đến lúc chúng ta bỏ quan niệm này. Bất kỳ quốc gia nào cũng có quy định riêng về quản lý an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người dân.

Do đó chúng ta cần bỏ quan niệm này, nếu cứ nghĩ khó tính thì chúng ta sẽ không bao giờ đáp ứng được yêu cầu của họ. Để đáp ứng được các quy định này thì cần có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, từ nông dân và doanh nghiệp”, ông Nam nói.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.