| Hotline: 0983.970.780

Để xuất khẩu nông sản sang nhiều nước cần tuân thủ về SPS

Thứ Sáu 08/12/2023 , 13:46 (GMT+7)

Đồng Tháp Để hàng hóa nông sản rộng đường xuất khẩu, đòi hỏi người sản xuất và cả doanh nghiệp tuân thủ các vấn về quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.

Thực hiện Đề án này, Đồng Tháp chọn ra các ngành hàng chủ lực để tập trung nguồn lực phát triển gồm: lúa gạo, xoài, sen, cá tra, và hoa kiểng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thực hiện Đề án này, Đồng Tháp chọn ra các ngành hàng chủ lực để tập trung nguồn lực phát triển gồm: lúa gạo, xoài, sen, cá tra, và hoa kiểng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phổ biến các quy định và cam kết về SPS

Đồng Tháp là địa phương nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo, cây ăn trái ở ĐBSCL. Tỉnh này đang quyết tâm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với phương châm “Hợp tác, liên kết, thị trường”. Thực hiện Đề án này, Đồng Tháp chọn ra các ngành hàng chủ lực để tập trung nguồn lực phát triển gồm: lúa gạo, xoài, sen, cá tra và hoa kiểng.

Theo đó, ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã chủ động phối hợp với các đơn vị và địa phương triển khai tổ chức, thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, không chia tách sản xuất nông nghiệp thành khu vực riêng lẻ, độc lập, xem nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng, động lực cho phát triển du lịch và hình thành chuỗi liên kết ngành hàng nông sản.

Mới đây, Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN-PTNT) kết hợp với Sở NN-PTNT Đồng Tháp phổ biến các quy định và cam kết về SPS trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh – Bắc Ailen (UKVFTA) về quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật cho các doanh nghiệp, HTX, Hội quán và nông dân sản xuất nông nghiệp xuất khẩu trên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, nhiều năm gần đây Việt Nam nhận được khoảng 1.000 thông báo từ các thành viên WTO đưa ra nhiều thay đổi biện pháp SPS để gia tăng phòng dịch bệnh lây lan trong việc xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Trong đó có 80% thông báo liên quan đến thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Đặc biệt khi doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vào các thị trường trên thế giới, khi bị cảnh báo chứa dư lượng thuốc BVTV bị trả về sẽ ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp đó và bị thiệt hại nặng nề về chi phí phải mang đi tiêu hủy. Sâu xa hơn làm ảnh hưởng thương hiệu nông sản chung của Việt Nam.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, EU cảnh báo Việt Nam có 31 vi phạm về xuất khẩu nông sản, đa số bị vướng về lượng thuốc BVTV trong nông sản vượt mức cho phép, nếu so với năm 2022 thì giảm 24%.

Nhiều năm gần đây Việt Nam nhận được khoảng 1.000 thông báo từ các thành viên WTO đưa ra nhiều thông báo thay đổi biện pháp SPS để gia tăng phòng dịch bệnh lây lan trong việc xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều năm gần đây Việt Nam nhận được khoảng 1.000 thông báo từ các thành viên WTO đưa ra nhiều thông báo thay đổi biện pháp SPS để gia tăng phòng dịch bệnh lây lan trong việc xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp, hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực nhờ cắt giảm thuế quan, trong đó có mặt hàng gạo và rau quả. Bên cạnh đó, với những lợi thế về nông nghiệp và điều kiện tự nhiên, nông sản Đồng Tháp có những thế mạnh nhất định trên thị trường thế giới. Để làm được các vấn đề nêu trên đòi hỏi người sản xuất và cả doanh nghiệp tuân thủ các vấn về quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.

Ông Lê Quốc Điền phân tích, thứ nhất nhu cầu về lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng mạnh. Trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, sự mất ổn định và biến động về kinh tế, chính trị thế giới, mối lo ngại về an ninh lương thực mở ra nhiều cơ hội trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Trong đó, nông sản Đồng Tháp đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới đặc biệt là những thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản. Với nhiều thuận lợi trong sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực như xoài, nhãn, cây có múi và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu thị trường, sản lượng lớn có thể cung cấp cho những thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao như Trung Quốc.

Thứ hai, Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới, có nhiều cam kết rất chặt chẽ. Trong đó có quy định về quy tắc xuất xứ của nông sản. Đồng Tháp đã có kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa.

Thứ ba, sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ của khoa học công nghệ với việc ứng dụng nền tảng số sẽ đem lại nhiều cơ hội cho chuyển đổi chuỗi giá trị nông sản. Đồng Tháp đã ưu tiên chọn lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện chuyển đổi số. Công nghệ số sẽ hỗ trợ, góp phần chuyển từ hệ thống canh tác và phân phối truyền thống sang hệ thống canh tác thông minh, phân phối hiện đại tích hợp với các nền tảng trực tuyến và kết nối các quốc gia với nhau.

Hiện nay Đồng Tháp đã thực hiện cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và triển khai các mô hình sản xuất lúa hữu cơ tuần hoàn, mô hình sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay Đồng Tháp đã thực hiện cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và triển khai các mô hình sản xuất lúa hữu cơ tuần hoàn, mô hình sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thứ tư, phát triển chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu. Mục tiêu của chuỗi là đảm bảo cung cấp một cách hiệu quả cho thị trường quốc tế sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn, tiện lợi với mức giá phù hợp và sự lựa chọn đa dạng, cũng như thân thiện với môi trường, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp tập trung phát triển các chuỗi ngành hàng nông sản lúa gạo, xoài, sen theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung và từng bước chuẩn hóa quy trình kỹ thuật gắn với mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, tạo vùng nguyên liệu bền vững cho công nghiệp chế biến nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đối mặt nhiều thách thức mới

Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện, mở ra cho Việt Nam nói chung cũng như nông nghiệp Đồng Tháp nói riêng nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức mới trong thời gian tới.

Trước hết là quá trình hội nhập quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh. Tiếp đến là yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng nông sản xuất khẩu ngày càng cao. Thị trường tiêu dùng hàng nông sản hướng đến các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, trách nhiệm xã hội đòi hỏi các sản phẩm nông, lâm, thủy sản được khai thác hợp lý, từ đó đưa ra các tiêu chuẩn tương ứng về nguồn gốc sản phẩm.

Theo ông Lê Quốc Điền, hiện Đồng Tháp đã thực hiện cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và triển khai các mô hình sản xuất lúa hữu cơ tuần hoàn, mô hình sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP và các mô hình sản xuất xoài, nhãn, rau màu theo hướng hữu cơ. Qua đó nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị rơm rạ, giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Để hàng hóa nông sản rộng đường xuất khẩu, đòi hỏi người sản xuất và cả doanh nghiệp tuân thủ các vấn về quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để hàng hóa nông sản rộng đường xuất khẩu, đòi hỏi người sản xuất và cả doanh nghiệp tuân thủ các vấn về quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các quốc gia và người tiêu dùng trên thế giới đang đặt mục tiêu phát triển bền vững, giảm phát thải carbon. Nông sản đang đối mặt với nguy cơ chịu mức thuế đối với sản phẩm có mức phát thải lớn, trong khi hệ thống truy xuất nguồn gốc, quản lý khai thác chưa được thực hiện bài bản, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp chỉ mới bắt đầu quá trình đổi mới. Đây cũng là một trong những thách thức với xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, nông sản Đồng Tháp cũng đối mặt với nhiều rào cản thương mại, chính sách nhập khẩu của các nước với những yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa thực sự phát triển mạnh, sản xuất còn manh mún, năng suất chưa cao, công nghệ còn lạc hậu. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn, tuân thủ các quy trình theo chuẩn quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động sản xuất hoặc phương pháp sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến..., dẫn tới chi phí tuân thủ bị gia tăng, tạo áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp.

Thực hiện Đề án Tái cơ cấu, Đồng Tháp đã tập trung phát triển kinh tế tập thể, hình thành các HTX, tổ hợp tác, hội quán sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, năng lực quản trị liên kết tiêu thụ của HTX còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. HTX còn chưa làm tốt vai trò đại diện, trung gian để kết nối thành viên với doanh nghiệp trong việc cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào và liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Đối với các HTX, tổ hợp tác sản xuất cây ăn trái còn gặp khó khăn trong việc chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp phải cung cấp trái cây với sản lượng lớn, sản phẩm đồng đều về mẫu mã chất lượng và thường xuyên.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm