Tri thức bản địa là chỗ dựa trong ứng phó thiên tai

Tri thức bản địa là chỗ dựa trong ứng phó thiên tai; Phát hiện nhiều điểm giăng, đặt bẫy bắt chim di cư; Sóc Trăng có hơn 600 kênh thủy lợi trữ nước ngọt.

Quỳnh Anh  | 09:41 10/10/2024

Tri thức bản địa là chỗ dựa trong ứng phó thiên tai

Tự động

Tri thức bản địa là chỗ dựa trong ứng phó thiên tai

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 10/10 sẽ có những nội dung chính sau: Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai cực đoan, tình huống khẩn cấp; Phát hiện nhiều điểm giăng, đặt bẫy bắt chim di cư.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 10/10/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Logo Nong nghiệp 24h

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai cực đoan, tình huống khẩn cấp

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp đánh giá công tác bảo đảm thông tin chỉ đạo, điều hành trong phòng, chống thiên tai, tình huống khẩn cấp; kết quả triển khai Luật Phòng thủ dân sự, xây dựng Nghị định và tổ chức Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia. Sau khi nghe các báo cáo, thảo luận, đề xuất giải pháp, phương án xây dựng hạ tầng, hệ thống truyền dẫn, đầu tư trang thiết bị để chống chịu với cấp độ thiên tai ngày càng nghiêm trọng cũng như các tình huống khẩn cấp, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục bảo đảm thông tin xuyên suốt đến các điểm cầu, đầu cầu trong tình huống thiên tai, khẩn cấp, bất khả kháng như trong cơn bão số 3 vừa qua, đặc biệt là kết nối đến thực địa, hiện trường, tổng hợp và cung cấp theo thời gian thực dữ liệu quan trắc, quan sát, lập mô hình mô phỏng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

  • Tri thức bản địa là chỗ dựa trong ứng phó thiên tai

Tuy bị thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3 và mưa lũ sau Bão, nhưng 9 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp vẫn đạt mức tăng khoảng trên 3%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng 21%, duy trì xuất siêu trung bình mỗi tháng trên 1,5 tỷ USD. Tại cuộc họp giao ban tháng 9 của Bộ NN-PTNT diễn ra hôm qua, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, tháng 9 và 9 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp có được nhiều ‘dấu cộng’ trong sự tăng trưởng của hầu hết các lĩnh vực. Đây là minh chứng thể hiện cho hướng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp trong thời gian qua. Đối với những thiệt hại do bão số 3 để lại, Bộ trưởng trăn trở về những giải pháp giúp bà con phục hồi sản xuất và nhấn mạnh về tư duy cộng đồng bởi tri thức bản địa và tính năng động ở cấp cơ sở là chỗ dựa quan trọng trong ứng phó thiên tai. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Phát hiện nhiều điểm giăng, đặt bẫy bắt chim di cư

Từ đầu tháng 9, UBND huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã ban hành Công văn  yêu cầu tăng cường quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn. Theo đó, huyện yêu cầu Hạt Kiểm lâm chỉ đạo các trạm kiểm lâm trực thuộc, lực lượng công an, dân quân tự vệ, lâm nghiệp xã... tổ chức cho người dân ký cam kết không mua bán, nuôi nhốt, săn bắn, bẫy, giết mổ, kinh doanh, chế biến trái phép các loài chim di cư trên địa bàn. Trong ngày 5/10, qua kiểm tra tại địa bàn một số xã, cơ quan chức năng đã phát hiện có nhiều điểm giăng, đặt bẫy để đánh bắt chim di cư. Lực lượng chức năng đã tiến hành thu gom và lập biên bản tiêu hủy tại chỗ 5 tay lưới bẫy chim di cư, 30 cá thể chim còn khỏe mạnh thả về môi trường tự nhiên, 15 cá thể chết tiến hành tiêu hủy tránh để xảy ra dịch bệnh…

  • Sóc Trăng có hơn 600 kênh thủy lợi là 'hồ thuận thiên' trữ nước ngọt

Trên địa bàn huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có hơn 600 kênh cấp I, II, III, với tổng khối lượng trữ nước trên 6,5 triệu m3. Hệ thống kênh này là một trong những thế mạnh trữ nước ngọt cần thiết. Trong điều kiện xâm nhập mặn, các cống đồng loạt đóng, các kênh sẽ trở thành “hồ thuận thiên” tích trữ nước ngọt, đảm bảo tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Do đó, huyện Trần Đề luôn chủ động công tác nạo vét kênh thủy lợi nội đồng để trữ nước ngọt. Thống kê từ đầu năm đến nay, địa phương nạo vét 27 tuyến kênh với khối lượng trên 72.400m3 và đang tiếp tục nạo vét một số kênh cấp II trong quý IV/2024 để tích trữ nước phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 25 cống ngăn mặn, trên 400 hệ thống kênh mương là điều kiện tốt để tích trữ nguồn nước ngọt tự nhiên.

  • Hệ thống ao hồ nuôi thủy sản khôi phục an toàn sau mưa lũ

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên, đợt thiên tai lịch sử vừa qua đã làm hơn 565ha nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh bị ngập. Tổng thiệt hại cho ngành thủy sản Thái Nguyên là khoảng 27 tỷ đồng. Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên, sau khi lũ đi qua và ao hồ lắng đọng, người dân địa phương đã ngay lập tức tát cạn các ao hồ, sau đó sử dụng vôi để khử khuẩn rồi mới cung cấp nguồn nước mới, đảm bảo an toàn vào ao hồ để tiếp tục thả nuôi. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống ao hồ nuôi thủy sản đã được khôi phục an toàn và không ghi nhận xuất hiện dịch bệnh sau thiên tai.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, Chín tháng đầu năm, toàn ngành nông nghiệp, nông thôn đã tích cực, chủ động triển khai nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch năm 2024 và đạt tốc độ tăng trưởng toàn Ngành tăng trên 3%. Thời điểm này Ngành Nông nghiệp đang khẩn trương khôi phục sản xuất nông lâm thủy sản sau cơn bão số 3 trong bối cảnh thời tiết diễn biến bất thường, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất ở các tỉnh phía Bắc; xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL, nguy cơ cháy rừng tăng cao, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá về sự phát triển của ngành nông nghiệp trong 9 tháng đầu năm và đề ra những nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện trong thời gian tới.

Băng:

Quỳnh Anh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 10/10/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tiếp và làm việc với Quốc Vụ khanh Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Ai-len. Nghe công tác chuẩn bị Hội nghị về thúc đẩy, phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3. Sau đó, Nghe tiến độ triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Di truyền Nông nghiệp. Sau đó, Đi công tác địa phương.

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam Họp Hội đồng trung ương thẩm định huyện NTM (huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An). Sau đó, Họp Nghe tiến độ triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cùng Bộ trưởng nghe công tác chuẩn bị Hội nghị về thúc đẩy, phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị tiếp tục chuyến công tác nước ngoài.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Dự Cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhiền đến năm 2050.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Tri thức bản địa là chỗ dựa trong ứng phó thiên tai

Tri thức bản địa là chỗ dựa trong ứng phó thiên tai; Phát hiện nhiều điểm giăng, đặt bẫy bắt chim di cư; Sóc Trăng có hơn 600 kênh thủy lợi trữ nước ngọt.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 10/10/2024: Trời Hà Nội đẹp như một nét thu
Thời sự

Người dân Hà Nội tưng bừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô trong tiết trời thu tuyệt đẹp.

Thời tiết nông vụ ngày 10/10/2024: Trời Hà Nội đẹp như một nét thu
Tháo gỡ các rào cản để công nghệ sinh học Việt Nam cất cánh
Thời sự

Tháo gỡ các rào cản để công nghệ sinh học Việt Nam cất cánh; Quảng Ninh gấp rút phòng, chống cháy rừng sau bão; Cầu Kè có thêm 14 sản phẩm OCOP 3 sao.

Tháo gỡ các rào cản để công nghệ sinh học Việt Nam cất cánh