Trồng hàng triệu cây xanh nhằm nâng cao độ che phủ rừng

Thời gian qua, các địa phương trong vùng ĐBSCL đã đầu tư trồng hàng triệu cây lâm nghiệp, trồng cây phân tán và cây xanh đô thị nhằm nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Qua đó, góp phần cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội.

Trung Chánh  | 

Trồng hàng triệu cây xanh nhằm nâng cao độ che phủ rừng

Tự động

Trồng hàng triệu cây xanh nhằm nâng cao độ che phủ rừng

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời xác định trồng rừng là nhiệm vụ quan trọng, là giải pháp để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Thời gian qua, các địa phương trong vùng ĐBSCL đã đầu tư nguồn lực để trồng hàng triệu cây lâm nghiệp, trồng cây phân tán và cây xanh đô thị nhằm nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Qua đó, góp phần cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

MC 2

Thưa quý vị và bà con, cùng cả nước thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt chủ trương đầu tư trên 35 tỷ để trồng hơn 5,2 triệu cây lâm nghiệp phân tán trong giai đoạn này, tương đương với tổng diện tích hơn 5.000 ha. Địa điểm thực hiện dự án là đất đai trồng cây lâm nghiệp phân tán thuộc phạm vi 11 huyện, thị xã và thành phố, tạo vành đai rừng phòng hộ cho đồng ruộng, hỗ trợ và bảo vệ sản xuất nông, ngư nghiệp và hạn chế xói lở làm mất đất, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp tại các công sở.

Ông Trương Minh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang cho biết, thực hiện kế hoạch trồng phân tán giai đoạn 2021-2025, tỉnh ưu tiên lựa chọn các giống cây lâm nghiệp gỗ quý và cay bản địa đặc trưng của tỉnh An Giang.

(Băng ông Trương Minh Hùng)

MC 2:

Tương tự tại tỉnh Hậu Giang, trong giai đoạn 2021-2025, địa phương này có kế hoạch trồng cây xanh phân tán với số lượng 8,4 triệu cây các loại, tổng kinh phí hơn 27 tỷ đồng. Trong đó, trồng cây lâm nghiệp phân tán 8,2 triệu cây và trồng cây xanh đô thị  là 200.000 cây.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hậu Giang, ông Đoàn Ngọc Thân cho biết, nếu so với dân số tỉnh Hậu Giang hiện nay, bình quân mỗi người dân sẽ trồng khoảng 10 cây xanh thì mới đạt kế hoạch đề ra. Do đó, tỉnh đã chuẩn bị quỹ đất, cây giống lâm nghiệp cũng như phân bổ chỉ tiêu trồng cây xanh cho các Sở, ngành và UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh để thực hiệu hiệu quả.

(Băng ông Đoàn Ngọc Thân 1)

MC 2

Hiện nay, tỉnh Hậu Giang có diện tích đất lâm nghiệp hơn 5.00 ha, trong đó diện tích có rừng của tỉnh là gần 3.800 ha, tăng gần 1.800 ha rừng so với cách đây gần 20 năm khi mới thành lập tỉnh vào năm 2004. Để duy trì độ che phủ của rừng đạt 3% diện tích đất tư nhiên, mỗi năm tỉnh Hậu Giang phải trồng rừng và trồng cây phân tán tương đương diện tích khoảng trên 100 ha. Hậu Giang đã tận dụng quỹ đất từ hệ thống kè sinh thái chống sạt lở dọc theo các bờ sông, kênh, rạch để trồng cây xanh và trồng theo các tuyến đê, đường nông thôn trong chiến dịch giao thông - thủy lợi hàng năm để nâng cao độ che phủ của cây xanh.

(Băng ông Đoàn Ngọc Thân 2)

MC 1:

Vâng thưa quý vị và bà con, Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đi vào thực tiễn và lan rộng trên khắp cả nước. Tại ĐBSCL, An Giang và Hậu Giang chỉ là hai ví dụ về phong trào trồng cây, gây rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao độ che phủ rừng. Hiện nay, mỗi địa phương trong vùng đều có các kế hoạch cụ thể và đã thực hiện đạt nhiều kết quả tốt về công các trồng mới, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng. Tin rằng với những kế hoạch hành động như vậy cùng sự đồng lòng của các địa phương và nhân dân, đích đến “một tỷ cây xanh” sẽ ngày càng gần và chúng ta sẽ còn nhiều thành công hơn nữa trong công tác bảo vệ ‘lá phổi xanh’ của trái đất.

Trung Chánh (thực hiện)

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp trên cả nước.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Từ 5 năm trước, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam – gọi tắt là VRG đã triển khai thí điểm Chương trình quản lý rừng cao su bền vững với việc thực hiện Chứng chỉ quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến hết quý III năm nay, toàn tập đoàn có 30 công ty thành viên xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững. Tổng diện tích đã xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững là 275.000 ha, đạt 95% tổng diện tích quản lý. Hiện VRG đã có 18 thành viên được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo VFCS/PEFC với diện tích hơn 113.000 ha cao su, đạt 83% so với kế hoạch. Ngoài ra, VRG có 37 nhà máy được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

MC 2: tin 2

Hiện nay, toàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn có trên 12.000 chủ rừng. Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện và lực lượng kiểm lâm địa bàn đã triển khai hướng dẫn, hỗ trợ ký cam kết quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đối với hơn 8.000 chủ rừng. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi chủ rừng trên địa bàn. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Lạng Siwn xảy ra 13 vụ cháy rừng, tăng 11 vụ so với cùng kỳ năm 2022 và gây thiệt hại cho gần 11 ha rừng, riêng huyện Tràng Định chưa xảy ra vụ cháy rừng nào. Điều này cho thấy, các giải pháp được Hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định triển khai đã và đang góp phần ngăn chặn nguy cơ xảy ra cháy rừng. Từ đó, hạn chế tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra cho người dân.

MC 1: tin 3

Là địa phương có lợi thế về phát triển kinh tế lâm nghiệp, những năm qua huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm, qua đó tạo “đòn bẩy” để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững cho người dân. Đến nay, huyện Lang Chánh đã thu hút được 11 doanh nghiệp, HTX, cơ sở chế biến lâm sản đang hoạt động. Các cơ sở này tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm từ luồng, vầu, keo, các loại gỗ tạp, tạo việc làm cho gần 300 lao động, với thu nhập trung bình 5 triệu đồng/người/tháng, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Theo đánh giá, sau khi xây dựng thương hiệu sản phẩm, giá trị của cây luồng ở địa phương tăng 3 triệu đồng/ha, keo tăng 10 triệu đồng/ha so với năm 2021.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Trồng hàng triệu cây xanh nhằm nâng cao độ che phủ rừng

Thời gian qua, các địa phương trong vùng ĐBSCL đã đầu tư trồng hàng triệu cây lâm nghiệp, trồng cây phân tán và cây xanh đô thị nhằm nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Qua đó, góp phần cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội.

Trung Chánh

Tin liên quan

Các chương trình

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Phóng sự

Tỉnh Sóc Trăng xác định việc kêu gọi đầu tư, liên kết và xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm là bước đi quan trọng.

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Phóng sự

Vào ngày 16 âm lịch hàng tháng, hơn 100 diễn viên không chuyên với nhiều lứa tuổi sẽ tề tụ về trước cửa Đình thần để tái hiện lại thực cảnh 'chợ ma' Định Yên.

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên