Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang lan rộng tại Hà Tĩnh. Trong đó, có thành công của mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Thanh Nga  | 

Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Tự động

Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản theo hướng hữu cơ

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay lại với Nongnghiep Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.

Thưa quý vị và bà con, những năm gần đây phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã lan rộng tới các doanh nghiệp HTX và cả những nông hộ sản xuất nhỏ lẻ. Tại tỉnh Hà Tĩnh, Nông nghiệp hữu cơ là một trong những hướng đi của địa phương, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh này đã chủ động lồng ghép các chính sách, chương trình để xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhờ đó, ngày càng có nhiều mô hình sản xuất hữu cơ thành công, mang lại giá trị cho bà con. Và trong số phát sóng này, mời quý vị và bà con cùng tìm hiểu về hành trình hơn 3 năm “nếm mật nằm gai” của gần 30 thành viênHTXsản xuất nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Liên Nhật Thạch Hạ khi biến mảnh đất hoang hóa, sình lầy ở xứ Đồng Ghè, xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh trở thành khu sản xuất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ, được chính quyền địa phương ghi nhận, người tiêu dùng ủng hộ.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, năm 2021 để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch ngày càng lớn của người dân, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng các chính sách hỗ trợ về tích tụ đất đai, cơ chế thuê đất, thủ tục hành chính để phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái ven đô. Và HTX sản xuất nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Liên Nhật Thạch Hạ khai sinh từ đó.

Tại thời điểm mới thành lập, HTX chỉ có 8 thành viên, hoạt động theo hình thức thuê đất lúa bỏ hoang của 40 hộ dân trên địa bàn xã Thạch Hạ để trồng lúa, nuôi cá rô đồng, tôm càng xanh, ốc bươu và kinh doanh dịch vụ trải nghiệm du lịch sinh thái. Sau hơn 3 năm khai phá, đến nay những cánh đồng cá lúa, tôm lúa, ốc lúa đang phát triển rất hiệu quả; doanh thu mỗi năm ước đạt trên 700 triệu đồng. Anh Nguyễn Hữu Quyền, Giám đốc HTX sản xuất nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Liên Nhật Thạch Hạ phấn khởi cho biết:

Trích băng anh Quyền.

MC 2:

Mặc dù nguồn vốn hạn hẹp song việc sản xuất cuốn chiếu, lấy ngắn nuôi dài trong 3 năm qua đã giúp HTX mở rộng được diện tích liên kết trồng lúa chất lượng cao áp dụng tiến bộ mạ khay, máy cấy lên 14 ha; nuôi trồng thủy sản diện tích hơn 4 ha và kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trên diện tích hơn 5 ha. Hoạt động hiệu quả của mô hình cũng đã thu hút thêm hơn 20 thành viên gia nhập HTX, đồng thời giải quyết việc làm cho gần 20 lao động là người địa phương, trong đó có những lao động đang rất trẻ, có trình độ chuyên môn. Anh Võ Tá Quỳnh, thôn Liên Nhật, xã Thạch Hạ chia sẻ:

Trích băng anh Quỳnh.

Theo đánh giá của chính quyền địa phương và ngành chuyên môn, mô hình hợp tác xã “3 trong 1” tại thôn Liên Nhật đã vận hành đúng định hướng phát triển nông nghiệp xanh, hiện đại của thành phố Hà Tĩnh nói riêng, tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Các sản phẩm hợp tác xã sản xuất ra luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Ông Nguyễn Sông Hàn, Chủ tịch UBND xã Thạch Hạ đánh giá

Trích băng ông Hàn.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, thừa thắng xông lên, HTX sản xuất nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Liên Nhật Thạch Hạ hiện đang xây dựng kế hoạch khai hoang gần 1ha đất ruộng bỏ hoang tiếp tục trồng sen để cung cấp nguyên liệu cho cơ sở chế biến các sản phẩm từ ngó sen, tâm sen, lá sen. Ngoài ra, HTX cũng thu hút một hộ dân trong thôn Liên Nhật đầu tư nhà xưởng để sản xuất bánh đa vừng, bánh đa nem, với công suất 1.000 bánh/giờ. Khi cơ sở này đi vào vận hành không chỉ cung cấp nguyên liệu cho hoạt động kinh doanh của HTX mà còn cung ứng một lượng lớn sản phẩm bánh sạch cho các nhà hàng, chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, góp phần nâng cao hiệu quản sản xuất, kinh doanh cho HTX.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Nông nghiệp hữu cơ.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, Theo số liệu củaCục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT, hiện nay tỷ lệ dinh dưỡng phân bón hữu cơ/vô cơ ước tính hiện đạt xấp xỉ 18/82, trong khi đó các chuyên gia cho rằng, tỷ lệ lý tưởng cần đạt là 30/70. Do đó, việc Đề án “Phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” được ban hành sẽ khai thác tiềm năng, lợi thế nguyên liệu hữu cơ sẵn có để sản xuất phân bón hữu cơ. Qua đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, cân đối dinh dưỡng vô cơ/hữu cơ để duy trì và nâng cao sức khỏe đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.                                   

Mc 2: tin 2

Hội Nông dân tỉnh Lào Cai vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên. Tại lớp tập huấn, các đại biểu được giới thiệu về kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp; sự phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; một số ví dụ điển hình về mô hình sản xuất kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tiêu biểu trong nước và khu vực, những thuận lợi, khó khăn; kiến thức về phát triển nông nghiệp hữu cơ, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái trái cây gắn với du lịch cộng đồng… Qua đó, giúp nông dân trên địa bàn huyện Bảo Yên bổ sung kiến thức, kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, chuyển giao cho nông dân, hợp tác xã nông nghiệp hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn giảm thiểu phát thải ra môi trường...

MC 1: tin 3

Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Lâm Đồng có 1.500 ha canh tác được cấp giấy chứng nhận hữu cơ, xây dựng 171 vùng sản xuất, 182 chuỗi liên kết với sự tham gia của 201 doanh nghiệp, hợp tác xã và gần 17.000 hộ nông dân, nhiều trang trại đã cho doanh thu từ 5 - 8 tỷ đồng/ ha/ năm; hoa cao cấp 24 tỷ đồng/ ha/năm.… Thời gian tới tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ cao vào ngành nông nghiệp hữu cơ nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đồng thời góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà Chính phủ đã đề ra.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang lan rộng tại Hà Tĩnh. Trong đó, có thành công của mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Thanh Nga

Tin liên quan

Các chương trình

Câu chuyện 'sống chung với hạn mặn', làm sao để duy trì sự bền vững?
Phóng sự

Nếu như trước đây, ĐBSCL hay được nhắc đến với hình ảnh 'sống chung với lũ' thì nay đã chuyển thành 'sống chung với hạn mặn'.

Câu chuyện 'sống chung với hạn mặn', làm sao để duy trì sự bền vững?
Người lan tỏa câu chuyện nông nghiệp tử tế
Phóng sự

Nông nghiệp Radio gửi đến quý vị và bà con câu chuyện về Giám đốc một doanh nghiệp từ bỏ công việc của mình để về quê lan tỏa câu chuyện nông nghiệp tử tế.

Người lan tỏa câu chuyện nông nghiệp tử tế