Từng bước phát triển thủy lợi đa mục tiêu
Từng bước phát triển thủy lợi đa mục tiêu; Hơn 1.700 ha cây trồng tại Kon Tum nguy cơ khô hạn; Chủ động cấp và dự trữ nước sạch nông thôn trước xâm nhập mặn.
Quỳnh Anh | 08:28 23/02/2024
Từng bước phát triển thủy lợi đa mục tiêu
- Từng bước phát triển thủy lợi đa mục tiêu
Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung cùng đoàn công tác đã có buổi thị sát hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa nhằm đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Miền Nam. Thứ trưởng Hoàng Trung ghi nhận và đánh giá cao kết quả hoạt động của Công ty. Mặc dù, được Bộ giao rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, quản lý vận hành nhiều công trình thủy lợi trọng điểm có tác động trực tiếp đến kinh tế xã hội và an ninh quốc gia nhưng Công ty đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Qua đó, Thứ trưởng đề nghị công ty tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng, hoàn thiện Đề án thủy lợi đa mục tiêu và thực hiện theo hướng thực hiện từng bước một, có trọng tâm, trọng điểm. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
- De Heus sẽ tiên phong xuất khẩu thịt gà sang thị trường Halal
Làm việc với Tập đoàn De Heus về việc xây dựng giải pháp xuất khẩu thịt gà, các sản phẩm chế biến từ thịt gà, trứng gia cầm sang các nước hồi giáo hay còn gọi là thị trường Halal mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao và tin tưởng De Heus sẽ là đơn vị tiên phong. Theo Thứ trưởng, đây là thị trường tiềm năng nhưng cũng rất khó tính. Bởi, các nước này sẽ có những quy định khá ngặt nghèo về phúc lợi động vật trong quá trình chăn nuôi, cũng như giết mổ, chế biến. Bên cạnh đó, chuồng trại, mật độ nuôi, thú y phòng bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cũng là những vấn đề mà doanh nghiệp cần phải quan tâm để có thể tiến sâu vào thị trường Halal đầy tiềm năng.
- Hơn 1.700 ha cây trồng tại Kon Tum có nguy cơ khô hạn
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum, tổng diện tích cây trồng dự kiến có nguy cơ bị khô hạn, thiếu nước là trên 1.770 ha. Tình trạng hạn hán, thiếu nước trên diện rộng sẽ diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 năm nay. Trong đó diện tích lúa là 780 ha, cây cà phê là 990 ha. Để ứng phó với tình trạng hạn hán trên diện rộng, UBND tỉnh Kon Tum đã đưa ra các giải pháp, phương án cụ thể. Trong đó thực hiện việc tưới nước luân phiên, thường xuyên theo dõi mực nước ở các hồ để chủ động phòng tránh, điều tiết nước hợp lý, quản lý chặt chẽ cống lấy nước đầu mối và các công trình tưới, thực hiện tưới khoa học, tưới từ khu xa đầu mối trước xong mới tưới khu gần đầu mối.
-
Chủ động cấp và dự trữ nước sạch nông thôn trước ảnh hưởng của xâm nhập mặn
Dịp Tết Nguyên đán, triều cường kết hợp gió thổi mạnh đã làm nước mặn xâm nhập sâu vào các nhánh sông ở tỉnh Bến Tre. Để chủ động ứng phó, chính quyền và nhân dân Bến Tre đã có kế hoạch, hành động cụ thể chủ động ứng phó, nhất là đối với cấp và dự trữ nước sạch nông thôn. Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre cho biết, đã tổ chức họp và có văn bản đề nghị các đơn vị cấp nước chủ động đo kiểm tra độ mặn ở nguồn trước khi lấy nước và có kế hoạch cấp nước an toàn. Đến nay, đa số các nhà máy nước đều chủ động và có phương án ứng phó. Thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện đo, kiểm tra độ mặn, có kế hoạch lấy nước phù hợp và Dự kiến thực hiện giải pháp “chuyên chở nước thô bằng sà lan về các nhà máy nước xử lý” tại một số nhà máy.
- Nghệ An có 6 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Theo thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An, đến hết 2023, toàn tỉnh có tổng diện tích canh tác ứng dụng công nghệ cao trên 31.000 ha, trong đó, diện tích trồng trọt trên 30.600 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 462,7 ha. Giá trị sản xuất bình quân đạt trên 250 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 - 3 lần so với sản xuất nông nghiệp đại trà. Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 25 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và đến nay đã có 6 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam hiện đang quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa cùng hệ thống 5 công trình thủy lợi vùng ĐBSCL theo hướng đa mục tiêu, phát huy tối đa tiềm năng, giá trị công trình thủy lợi. Thời gian qua, đơn vị đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Bộ NN-PTNT giao, quản lý, vận hành, khai thác tốt các công trình lớn, góp phần thực hiện sứ mệnh của ngành Thủy lợi. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Miền Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung cho biết:
Băng:
Trần Trung
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 23/2/2024.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp tục chuyến Công tác nước ngoài.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành Tôm nước lợ năm 2024” tại tỉnh Bạc Liêu.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam đi Công tác địa phương.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp họp chuẩn bị đoàn lãnh đạo Chính phủ đi dự hội nghị cấp cao ASEAN – Australia.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo về công tác Phòng cháy chữa cháy rừng năm 2024 và các Dự án Phòng cháy chữa cháy rừng sử dụng nguồn vốn trong nước và quốc tế.
Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Làm việc với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Sau đó, Nghe báo cáo về xây dựng Nghị định quy định chi tiết về chuyển đổi đất trồng lúa theo Luật Đất đai năm 2024.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Từng bước phát triển thủy lợi đa mục tiêu
Từng bước phát triển thủy lợi đa mục tiêu; Hơn 1.700 ha cây trồng tại Kon Tum nguy cơ khô hạn; Chủ động cấp và dự trữ nước sạch nông thôn trước xâm nhập mặn.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Từng giọt mồ hôi trên cánh đồng, từng câu chuyện chúng ta kể với nông dân, từng bước đi của hệ thống khuyến nông đều góp phần làm nên một nền nông nghiệp bền vững.
Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; Hơn 40 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan tới độc tố tự nhiên; Giá dừa khô nguyên liệu tăng gấp đôi năm ngoái.