Văn phòng SPS Việt Nam hòa cùng nông sản Việt: Nông dân, doanh nghiệp được gì?

Nông nghiệp tuần qua trên Nông nghiệp Radio với những thông tin hoạt động nông nghiệp nổi bật vừa diễn ra trong tuần qua: Vai trò và nhiệm vụ của SPS Việt Nam; Xuất khẩu nông sản có thể đạt 28 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm; công bố sản xuất thành công vacxin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;...

Nông Nghiệp Radio  | 09:58 06/06/2022

Văn phòng SPS Việt Nam hòa cùng nông sản Việt: Nông dân, doanh nghiệp được gì?

Tự động

Tin tức nông nghiệp tuần qua trên Nông Nghiệp Radio

Quý vị và bà con đang theo dõi tin tức Nông nghiệp tuần qua trên Nông nghiệp Radio với những thông tin hoạt động nông nghiệp nổi bật vừa diễn ra trong tuần qua

Tin tức nông nghiệp tuần qua trên Nông Nghiệp Radio: SPS Việt Nam

Tin tức nông nghiệp tuần qua trên Nông Nghiệp Radio: SPS Việt Nam

Tin tức nông nghiệp nổi bật tuần qua: Bộ NN-PTNT vừa tổ chức họp tổng kết công tác tháng 5

Thưa quý vị và bà con, Bộ NN-PTNT vừa tổ chức họp tổng kết công tác tháng 5 và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 6. Tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhận định, nền nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với một số khó khăn, như nhu cầu lương thực ngày càng tăng theo cảnh báo của Liên hợp quốc, giá xăng dầu biến động, diễn biến thời tiết, thiên tai khó lường…

Vì vậy, để chỉ đạo sản xuất hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu đề ra trong 6 tháng cuối năm, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị cần tập trung tính toán kỹ lưỡng ở 4 lĩnh vực tạo ra tăng trưởng gồm thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp.

Đối với vấn đề xuất khẩu, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản cần chú ý đến các quy định thường xuyên thay đổi, chưa hình thành đầu mối có tính hệ thống, trong khi các doanh nghiệp còn thụ động, cần có quy định cụ thể, có giải pháp để phổ biến tuyên truyền cho doanh nghiệp.

Tin tức nông nghiệp hay nhất: Công bố vacxin Dịch tả lợn châu Phi

chiều 3/6 vừa qua, Bộ NN-PTNT tổ chức công bố sản xuất thành công vacxin Dịch tả lợn Châu Phi, vacxin thương mại có tên là NAVET-ASFVAC.

Trước đó, Bộ NN-PTNT đã thành lập các Hội đồng khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ và tổ chức hàng chục cuộc họp với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, nhà quản lý và nhà sản xuất vacxin thú y để nghiên cứu, đánh giá rất kỹ lưỡng báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, hồ sơ đăng ký lưu hành vacxin DTLCP NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco.

Kết quả nghiên cứu, sản xuất vacxin NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco sau khi được các nhà khoa học độc lập đánh giá rất kỹ lưỡng đã được chấp nhận công bố trên các Tạp chí khoa học uy tín của thế giới và Tạp chí Khoa học thú y của Việt Nam.

Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT tiếp tục chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, đánh giá chất lượng vacxin cho các đối tượng lợn khác (lợn nái, lợn đực giống); độ dài miễn dịch, độ ổn định của vacxin trong các điều kiện bảo quản, sử dụng khác nhau; đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả vacxin trong điều kiện sản xuất, chăn nuôi.

Cà Mau cần khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện chống khai thác IUU

Tình hình triển khai thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU tại Cà Mau sau gần 5 năm bị cảnh báo “Thẻ vàng” đã có nhiều cố gắng so với lần kiểm tra trước đó, tuy nhiên vẫn còn tồn tại, hạn chế.

Trong đó, tình trạng tàu cá lắp đặt VMS nhưng mất kết nối khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản vẫn diễn ra và có hiện tượng gỡ, tháo thiết bị VMS trên tàu này lắp sang tàu khác để tránh sự theo dõi, giám sát của lực lượng chức năng, có động cơ thực hiện hành vi khai thác IUU. Bên cạnh đó, tỷ lệ sản lượng thủy sản từ khai thác được giám sát phục vụ truy xuất nguồn gốc còn thấp, chưa đảm bảo theo quy định.

Cảng cá tư nhân đưa vào hoạt động nhưng chưa được công bố theo quy định, chưa thực hiện việc giám sát sản lượng thủy sản từ khai thác bốc dỡ qua cảng. Đặc biệt, chưa chấm dứt được tình trạng tàu cá của tỉnh khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Do đó, Bộ NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo chính quyền các cấp, Sở, Ban, Ngành và lực lượng chức năng liên quan tại địa phương khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện chống khai thác IUU.

Tổng cục Thủy sản yêu cầu các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình khắc phục sớm nhất các lỗi

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) yêu cầu các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình khắc phục sớm nhất các lỗi theo phản ánh của Báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Theo đó, thời gian qua, có tình trạng một số thiết bị thường xuyên bị trục trặc, lỏng sim không phát được tín hiệu, hoạt động không ổn định, pin bị nóng,… dẫn đến mất kết nối với hệ thống giám sát hành trình. Ngoài ra, các đơn vị cung cấp chưa kịp thời sửa chữa, khắc phục khi thiết bị xảy ra lỗi, hư hỏng.

Có trường hợp, đơn vị cung cấp gỡ thiết bị đi sửa chữa, nhưng vài tháng vẫn chưa xong, chua trả lại ngư dân. Nhiều đơn vị chưa quan tâm đến khâu chăm sóc hậu lắp đặt, lắp xong là gần như hết trách nhiệm, việc liên hệ để sửa chữa là rất khó khăn và chưa kịp thời.

Tin tức về công tác tiêm vacxin phòng dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm

Để công tác tiêm vacxin phòng dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả cao, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh đã phối hợp với các địa phương tuyên truyền đến người chăn nuôi.

Theo quy định, để đạt hiệu quả cao nhất, các địa phương nên triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh 2 đợt/năm cho đàn gia súc, gia cầm. Cụ thể, đợt 1 vào tháng 3, 4 và đợt 2 vào tháng 9,10. Đây là thời điểm thích hợp để phòng bệnh cho 2 vụ nuôi chính.

Bên cạnh đó, các địa phương duy trì dự trữ 10% lượng vắc xin dự phòng theo kế hoạch tỉnh giao, để phục vụ cho việc tiêm phòng bao vây dập dịch trong trường hợp có các ổ dịch xảy ra tại địa phương; đảm bảo có nguồn vắc xin cung ứng dịch vụ cho các hộ có nhu cầu, để tiêm phòng bổ sung đối với đàn gia súc, gia cầm mới sinh hoặc nuôi mới.

Người dân Lâm Đồng làm giàu từ cây Mắc ca

Mắc ca là cây trồng phù hợp với địa bàn tỉnh Lâm Đồng và đem lại hiệu quả kinh tế khả quan cho nhiều nông hộ. Tại huyện Đam Rông - một huyện vùng xa của tỉnh, vốn được mệnh danh là vùng đất khó của Lâm Đồng, những năm gần đây, không ít nông hộ đã có nguồn kinh tế khá giả nhờ chuyển đổi cây trồng đúng hướng, nhất là cây mắc ca.

Cùng với định hướng của ngành nông nghiệp địa phương, cây mắc ca tại huyện Đam Rông không còn là cây trồng mới nhưng đã được định hướng phát triển như một cây công nghiệp lâu năm và được trồng với quy mô lớn, hướng đến liên kết theo chuỗi, tạo ra vùng nguyên liệu bài bản, gắn với sơ chế, chế biến xuất khẩu.

Hiện nay, tại Đam Rông đã phát triển diện tích mắc ca lên gần 1.000 ha, tập trung chủ yếu tại 2 xã Đạ K’Nàng và Phi Liêng.

Tin tức mới nhất về vụ lúa hè thu 2022

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung bộ, hiện tượng ENSO tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina đến các tháng đầu mùa hè sau đó chuyển sang trạng thái trung tính.

Ông Lê Bá Ninh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa lưu ý trên một cánh đồng cần bố trí cơ cấu giống lúa với tỷ lệ hợp lý, mỗi giống không quá 30% diện tích. Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, đến thời điểm hiện nay, dung tích tích trữ tại các hồ chứa trên địa bàn toàn tỉnh trung bình đạt 79% so với thiết kế.

Để chuẩn bị tốt cho vụ hè thu, vụ mùa năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh đề nghị các địa phương cần nhanh chóng rà soát, đánh giá tình hình cung ứng giống, vật tư nông nghiệp tại các hợp tác xã, cơ sở kinh doanh trên địa bàn trước vụ sản xuất. Nếu nguồn cung ứng giống, vật tư không đủ cần báo cáo ngay về Sở NN-PTNT để có giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời.

Tình hình nuôi bò thịt 3B

Trong bối cảnh giá thức ăn tinh tăng cao, chăn nuôi bò nói chung, nhất là nuôi bò thịt 3B có nhiều lợi thế nhờ tận dụng được thức ăn thô xanh, giảm chi phí.

Đa phần các nông hộ nuôi bò ta sau 2 năm sẽ đạt 500 kg, nhưng nếu là bò 3B thì chỉ cần 15 tháng đã đạt được trọng lượng này, có thể rút ngắn thời gian chăm sóc, giảm chi phí thức ăn, nhanh thu hồn vốn, tái đàn sớm. Tuy nhiên, nuôi bò 3B cũng cần hội tụ một số điều kiện, phải có diện tích đất lớn, bỏ ra nhiều công sức chăm sóc.

Chi phí đầu tư con giống bò 3B đắt hơn giống bò ta từ 4 - 5 triệu đồng/con. Giống bò 3B có thể chịu lạnh tốt, nhưng nếu nhiệt độ nóng trên 37 độ C thì bò sẽ phát triển chậm. Các nông hộ cần chú ý xây dựng khu vực chuồng trại thoáng mát, sử dụng quạt công nghiệp, hoặc phun nước làm mát từ trên mái xuống.

Lâm Đồng có điều kiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thưa quý vị và bà con, với lợi thế về khí hậu, đất đai, những năm gần đây, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ.

Đến cuối năm 2021 địa phương này có quy mô diện tích là 62.000ha nông nghiệp công nghệ cao, chiếm tỉ lệ trên 21%. Nhiều diện tích ứng dụng công nghệ cao đạt doanh thu bình quân trên 500 triệu đồng/ha/năm và một số diện tích đạt từ 1,5 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng/ha/năm. Ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết:

Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện sinh thái phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa.

Tỉnh này hiện phát triển các loại nông sản ưu thế như: cây công nghiệp dài ngày là chè, cà phê, dâu tằm…; chăn nuôi bò sữa, cá nước lạnh, sản xuất rau, hoa cao cấp. Thời gian qua, để đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế thì Lâm Đồng đã triển khai nhiều giải pháp, chủ trương thu hút đầu tư. Ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết thêm.

Vai trò và nhiệm vụ của SPS Việt Nam

Thưa quý vị và bà con, với khẩu hiệu "Văn phòng SPS Việt Nam hòa cùng nông sản Việt", cơ quan đầu mối thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hoá theo yêu cầu của Hiệp định SPS đặt mục tiêu phổ biến các quy định liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm, cũng như các biện pháp kiểm dịch động thực vật của những Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam tham gia như EVFTA, RCEP, cũng như các yêu cầu mới nhất về những nội dung liên quan ở thị trường EU, Trung Quốc.

Và để hiểu hơn về vai trò và nhiệm vụ của SPS Việt Nam, phóng viên Bảo Thắng của Nông nghiệp Radio đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam

* Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp tuần qua của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Văn phòng SPS Việt Nam hòa cùng nông sản Việt: Nông dân, doanh nghiệp được gì?

Nông nghiệp tuần qua trên Nông nghiệp Radio với những thông tin hoạt động nông nghiệp nổi bật vừa diễn ra trong tuần qua: Vai trò và nhiệm vụ của SPS Việt Nam; Xuất khẩu nông sản có thể đạt 28 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm; công bố sản xuất thành công vacxin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;...

Nông Nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc