Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.
Vì sao nên cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp?
Vì sao nên cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp? Việt Nam kỳ vọng trở thành cầu nối thương mại nông sản quốc tế; Kiên Giang còn nhiều tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; Nhiều người dân vùng lũ liều mình đánh bắt.
Xuân Hào | 07:21 06/10/2022
Hình thành các trung tâm cơ giới hóa cấp vùng
Thưa quý vị và bà con, chiều qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị cấp cao Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc - FAO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm. Thứ trưởng cho biết, Việt Nam kỳ vọng có thể là cầu nối với các bên để tăng cường thương mại nông sản, tạo cơ sở để bảo đảm an ninh lương thực trong khu vực và toàn cầu. Để chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu theo hướng bền vững và toàn diện, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề xuất, các quốc gia giảm thiểu những rào cản không cần thiết trong sản xuất lương thực và xuất khẩu để tăng cường kết nối chuỗi giá trị, hạn chế lãng phí lương thực, thúc đẩy thương mại điện tử và đổi mới hệ thống truy xuất nguồn gốc, logistics.
Quang Linh
- Kiên Giang còn nhiều tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, qua kiểm tra, rà soát, đến nay toàn tỉnh còn 235 tàu cá có chiều dài thân tàu từ 15m trở lên chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý tàu cá phục vụ nhiệm vụ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, cùng nỗ lực góp phần gỡ “thẻ vàng” của EC trong đợt kiểm tra tới đây, Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang yêu cầu Chi cục Thủy sản và chính quyền các địa phương khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các tàu cá chưa lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định, nếu cần thiết thì tiến hành thủ tục xóa đăng ký.
Kim Anh
- Nhiều người dân vùng lũ liều mình đánh bắt
Do mưa lớn liên tục, những ngày vừa qua địa bàn Nghệ An xảy ra lũ ống, lũ quét, ngập úng trên diện rộng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người dân vùng lũ vẫn liều mình ra dòng nước lớn để đánh bắt cá và vớt củi, gỗ. Theo người dân nơi đây, tuy biết nguy hiểm nhưng mùa lũ cá tôm nhiều hơn ngày thường nên phải tranh thủ đánh bắt cải thiện bữa ăn gia đình và kiếm thêm nguồn thu nhập. Trước tình trạng này, chính quyền nhiều địa phương tại Nghệ An đã tuyên truyền đến từng hộ dân, đồng thời phối hợp lực lượng công an xã thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, bắt và tịch thu các phương tiện đánh bắt cá của những trường hợp không chấp hành.
Việt Khánh
- Gần 230 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trong 9 tháng
Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, trong 9 tháng, lực lượng kiểm lâm cùng với các đơn vị liên quan và địa phương đã tuần tra, truy quét “lâm tặc” ở các lâm phần trên địa bàn, phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp. Hành vi vi phạm của các đối tượng như lấn chiếm rừng, khai thác rừng và phá rừng trái pháp luật; vi phạm các quy định chung của nhà nước về bảo vệ rừng, động vật rừng; vận chuyển lâm sản trái pháp luật; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật... Diện tích rừng thiệt hại do phá rừng gần 179m2, diện tích bị lấn chiếm hơn 550m2 là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Ngành lâm nghiệp tỉnh đang tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về bảo vệ, phát triển rừng và tăng cường tuần tra, truy quét, phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
Quỳnh Anh
- Trồng dược liệu dưới tán rừng, hướng đi mới cho các huyện miền núi
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 1.000 loài cây dược liệu, khoảng 20 loài dược liệu quý và hơn 94.000 ha dược liệu dưới tán rừng. Khai thác tiềm năng, lợi thế và liên kết trồng cây dược liệu dưới tán rừng, tạo ra chuỗi giá trị đã và đang mở ra hướng đi mới, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế cho các huyện miền núi nơi đây. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm lợi thế tại Thanh Hóa còn nhiều hạn chế. Do đó, thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các đề án phát triển cây trồng, vật nuôi, cây dược liệu thế mạnh của tỉnh nhằm tận dụng và phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo sinh kế và phát triển kinh thế cho bà con.
Võ Dũng
Nhạc chuyển
Thưa quý vị và bà con, trong định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong Top 10 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030. Theo đó, khái niệm “cơ giới hóa đồng bộ” đã được nêu ra và được nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như người dân quan tâm. Vậy nội hàm “cơ giới hóa đồng bộ” trong nông nghiệp là gì, biểu hiện và lợi ích của cơ giới hóa đồng bộ ra sao? Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đã có những chia sẻ với Nông nghiệp Radio.
Phạm Huy
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 06/10/2022.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Họp Hội nghị Trung ương 6.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nghe báo cáo chuẩn bị đón Đoàn Bộ trưởng Nông lâm nghiệp Phần Lan. Sau đó, Tiếp xã giao Phó Thống đốc tỉnh Wakayama, Nhật Bản.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nghe báo cáo vướng mắc liên quan đến dự án Nâng cấp, mở rộng Trung tâm nguồn gen vật nuôi Quốc gia công nghệ cao. Sau đó, Làm việc với UBND Thành phố Hải Phòng về IUU.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Hội nghị triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn và Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dự Họp (trực tiếp và trực tuyến) Tổng kết Đoàn xác định dự án "Chống chịu khí hậu tổng hợp và chuyển đổi sinh kế vùng ĐBSCL - WB11"
Quỳnh Anh
Vì sao nên cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp?
Vì sao nên cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp? Việt Nam kỳ vọng trở thành cầu nối thương mại nông sản quốc tế; Kiên Giang còn nhiều tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; Nhiều người dân vùng lũ liều mình đánh bắt.
Xuân Hào
Các chương trình
Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.