Vị Tết xưa trong làng cổ Bát Tràng

Mâm cỗ Bát Tràng với hương vị độc đáo đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây, tồn tại như một 'nốt trầm xao xuyến' giữa nhịp sống hiện đại.

Quỳnh Anh  | 07:40 27/01/2025

Vị Tết xưa trong làng cổ Bát Tràng

Tự động

        

 

Vị Tết xưa trong làng cổ Bát Tràng

Thưa quý vị và bà con, nằm ở phía bên kia sông Hồng, làng cổ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội không chỉ nổi tiếng với nghề gốm lâu đời, dấu ấn văn hóa, tâm linh đậm nét mà còn được biết đến là cái nôi của ẩm thực truyền thống với mâm cỗ tiến vua có từ xa xưa.

Cỗ Bát Tràng là một mâm cỗ truyền thống chứa đựng tinh hoa ẩm thực, văn hóa của người làng Bát Tràng từ hàng thế kỷ trước và được người dân nơi đây cẩn thận lưu giữ. Có lẽ, xuất phát từ những yêu cầu khắt khe về một mâm cỗ tiến vua mà người Bát Tràng vẫn đời nối đời lưu giữ nét văn hóa độc đáo này, thận trọng cải tiến theo yêu cầu của thời gian và tỉ mỉ trong chế biến, bày biện từng món ăn. Chẳng biết từ bao giờ, cỗ Bát Tràng được xem là mâm cỗ thể hiện trọn vẹn nét đẹp tinh túy, đặc sắc văn hóa ẩm thực xứ Kinh Kỳ xưa và cũng trở thành tiêu chuẩn của một mâm cỗ Tết. Về Bát Tràng ngày cuối năm, một bên là những cửa hàng gốm khang trang, hiện đại, một bên là làng cổ với lối kiến trúc xa xưa được người dân cẩn thận lưu giữ. Bên trong mỗi ngôi nhà ấy, có tiếng cười nói nhẹ nhàng của những gia đình đang chuẩn bị mâm cỗ Tết.

Vừa chuẩn bị nguyên liệu để nấu một mâm cỗ cổ truyền, chị Phạm Thị Diệu Hoài một người con của làng cổ Bát Tràng vừa chia sẻ với phóng viên của Nông nghiệp Radio về độ cầu kì trong từng món ăn. Nào là mực phải tươi, phơi bao nhiêu nắng, măng chỉ dùng đoạn giữa, tước thành sợi nhỏ bằng kim băng, sợi măng và mực phải đều thì mới hòa quyện tạo nên hương vị chuẩn chỉ của món canh măng mực nức tiếng, thương hiệu riêng của làng cổ. Rồi thì tôm phải đỏ, su hào được vắt 3-4 lần cho kiệt nước, gà là gà mái ri thịt sẽ thơm ngon hơn.

Băng

Mâm cỗ làng cổ tỉ mỉ, khéo léo, mỹ vị hòa quyện tạo nên những hương vị không đâu sánh được. Sau khi không còn thủ tục dâng cỗ tiến vua, người Bát Tràng chỉ nấu cỗ phục vụ gia đình nhưng mâm cỗ ấy không mất đi nét chỉn chu vốn có, vẫn thể hiện được nét tinh túy của xứ Kinh Kỳ xưa. Rồi không biết từ bao giờ, cỗ Bát Tràng trở nên nổi tiếng, “hữu xạ tự nhiên hương”, mâm cỗ cổ truyền bên ven đô cứ thế được người người tìm đến thưởng thức. Người Bát Tràng mến khách và cũng dành tâm huyết lưu giữ truyền thống gia đình, vậy nên hiện nay trong những căn nhà cổ nơi đây đều có thêm bàn ghế cho thực khách đến thăm và thưởng thức. Cũng vì nét độc đáo của văn hóa ẩm thực nơi đây, Bát Tràng dần dần có những nghệ nhân ẩm thực được công nhận, và chị Phạm Thị Diệu Hoài đã trở thành nghệ nhân nấu cỗ trẻ nhất làng này.

Sinh ra và lớn lên trong không gian làng cổ, tình yêu dành cho ẩm thực truyền thống được nuôi dưỡng trong chị từ thuở nhỏ. Sau này dù có đi học các chuyên ngành văn hóa khác, cuối cùng chị vẫn chọn về đây, kế thừa và phát triển tinh hoa của làng cổ để du khách gần xa có thể thưởng thức ẩm thực Bát Tràng một cách trọn vẹn nhất.

Băng 2

Mỗi gia đình ở Bát Tràng đều có những công thức bí truyền để nêm nếm riêng cho mâm cỗ, bởi vậy dù cùng một món ăn nhưng ở mỗi nhà lại có chút khác biệt. Đặc biệt, không chỉ nhiều đoàn du khách đến tận làng cổ để thưởng thức cỗ mà nhiều người dân còn đặt cỗ mang về cho những dịp trọng đại. Thế là trong những căn nhà cổ, người Bát Tràng bận rộn quanh năm, tận tụy với từng món ăn. Là con dâu của một nghệ nhân nổi tiếng, chị Nguyễn Thị Thu Hằng cũng dành tình yêu đặc biệt cho ẩm thực nơi đây. Từ hứng thú ban đầu, giờ đây chị đã có thể tiếp nối mẹ của mình, giữ gìn nét đẹp truyền thống.

Nhưng điều quan trọng nhất, cỗ Bát Tràng là mâm cỗ tiến vua, dù đã có những thay đổi nhất định theo thời gian nhưng sự tỉ mỉ trong từng món ăn vẫn không thay đổi và mâm cỗ ấy được thưởng thức trong không gian nhà cổ nên người Bát Tràng đặc biệt cẩn trọng trong tiếp đãi khách và chỉ nhận vừa đủ số lượng trong không gian chính, không muốn quá đông đúc, ồn ào. Nhận lời nấu cỗ là để lưu giữ, quảng bá nét đẹp của văn hóa truyền thống và để người dân gần xa, du khách nước ngoài được thưởng thức trọn vẹn hương vị cỗ Tết xưa, không vì lợi ích kinh tế mà phá vỡ nguyên tắc. chị Hằng chia sẻ:

Băng 3

Mc

Ngồi trong nhà cổ, nhẩn nha thưởng thức cỗ Tết xưa, thời gian chậm lại, không gian yên tĩnh và lòng người dường như cũng nhẹ nhàng hơn. Cỗ bát tràng, mâm cỗ mang tinh hoa ẩm thực Hà Thành với đầy đủ hương vị từ thanh nhã đến đậm đà được những nghệ nhân ở Bát Tràng lưu giữ đến ngày nay, tạo nên một nét cổ xưa độc đáo giữa dòng chảy nhịp sống hiện đại. Nấu một bát canh măng mực, bày mâm cỗ truyền thống hay tạo nên một sản phẩm gốm đều đòi hỏi sự dày công, tỉ mỉ và nhiệt huyết của người nghệ nhân. Mâm cỗ Bát Tràng với những hương vị độc đáo được truyền qua từng thế hệ trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây, tồn tại như một “nốt trầm xao xuyến” giữa biết bao thăng trầm, đổi thay của đất nước.

Tự động

Vị Tết xưa trong làng cổ Bát Tràng

Mâm cỗ Bát Tràng với hương vị độc đáo đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây, tồn tại như một 'nốt trầm xao xuyến' giữa nhịp sống hiện đại.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

‘Sao bay không cho tụi nhóc về quê ăn Tết với mẹ?!’
Phóng sự

Đó là những câu trách đến đau lòng của mẹ mà chị Liễu và nhiều công nhân khác nhận được khi thêm một năm không thể về quê ăn Tết.

‘Sao bay không cho tụi nhóc về quê ăn Tết với mẹ?!’
Hành tỏi, cà rốt và sức sống xứ Đông
Phóng sự

Vụ đông ở Hải Dương, hành tỏi, cà rốt, su hào... mỗi cánh đồng như một biển màu xanh lá chạy ngút mắt, thể hiện sức sống mạnh mẽ của vùng nông nghiệp chủ lực.

Hành tỏi, cà rốt và sức sống xứ Đông