Việt Nam phải nhập khẩu 80% chất phụ gia và thức ăn bổ sung chăn nuôi

Việt Nam phải nhập khẩu 80% chất phụ gia và thức ăn bổ sung chăn nuôi; Nâng cao vai trò và quyền lợi của phụ nữ trong chuỗi giá trị nông sản; Dịch bệnh xuất hiện do chăn nuôi chưa đảm bảo an toàn sinh học; Nguy cơ thiếu nguyên liệu chế biến miến dong; Giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo.

Quỳnh Anh  | 

Việt Nam phải nhập khẩu 80% chất phụ gia và thức ăn bổ sung chăn nuôi

Tự động

Việt Nam phải nhập khẩu 80% chất phụ gia và thức ăn bổ sung chăn nuôi

  • Việt Nam phải nhập khẩu 80% chất phụ gia và thức ăn bổ sung chăn nuôi

Thưa quý vị và bà con, Theo Bộ NN&PTNT, tổng nhu cầu thức ăn tinh như ngô, cám các loại, bột cá… của toàn ngành chăn nuôi nước ta là khoảng 33 triệu tấn/năm. Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh, nhưng năng lực sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 13 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu, khoảng 65% còn lại là từ nguồn nhập khẩu. Đối với chất phụ gia và thức ăn bổ sung chính như vitamin, axit amin..., nước ta phải nhập khẩu tới 80%, do không có công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ nhỏ, không thu hút được đầu tư.

  • Nâng cao vai trò và quyền lợi của phụ nữ trong chuỗi giá trị nông sản

Tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tăng cường vai trò phụ nữ trong một số chuỗi nông sản do Bộ NN-PTNT tổ chức vào hôm qua, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế nhận định, hiện, tổng số lao động nữ trong nông nghiệp chiếm hơn 47%, riêng trong hợp tác xã chiếm đến 80%. Con số này cho thấy phụ nữ đã và đang có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Các chuyên gia tại Hội thảo cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm, sáng kiến để nêu bật cơ hội thúc đẩy sự đóng góp của phụ nữ vào chuỗi giá trị. Từ đó xác định các giải pháp để nâng cao vai trò và quyền lợi của phụ nữ trong ngành nông nghiệp và một số chuỗi giá trịnông sản chủ lực của Việt Nam như lúa gạo, cà phê và hồ tiêu.

  • Dịch bệnh xuất hiện do chăn nuôi chưa đảm bảo an toàn sinh học

Tại xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa dịch tả lợn Châu Phi vừa xuất hiện ở chăn nuôi nông hộ do chưa triển khai biện pháp đảm bảo an toàn sinh học khiến 70 con lợn thịt bị tiêu hủy. Cụ thể, theo đại diện Trạm Chăn nuôi và Thú y Cam Lâm, điều tra tình hình dịch tễ ổ dịch cho thấy, nhà các hộ nuôi nằm cách đường quốc lộ 1A khoảng 400 - 800m về phía Đông và gần khu công nghiệp Suối Dầu, các hộ chăn nuôi lợn chưa triển khai biện pháp đảm bảo an toàn sinh học. Bà con nuôi lợn trong chuồng hở, sử dụng nguồn thức ăn dư thừa từ các quán ăn kết hợp với thức ăn công nghiệp.

  • Nguy cơ thiếu nguyên liệu chế biến miến dong

Vụ sản xuất năm nay, toàn tỉnh Bắc Kạn trồng gần 400ha cây dong riềng. Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, mỗi năm tỉnh này trồng từ 800 đến 1.000 ha. Tuy nhiên, vài năm gần đây, trung bình mỗi năm diện tích trồng chỉ đạt hơn 50% so với kế hoạch. Trong khi đó, tỉnh Bắc Kạn có 27 cơ sở chế biến miến dong và một số cơ sở chuyên nghiền bột dong riềng. Sản lượng miến sản xuất bình quân đạt hơn 2.500 tấn/năm.  Nếu diện tích trồng chỉ đạt khoảng 400ha sẽ kéo theo nguy cơ thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến. Nguyên nhân dẫn đến diện tích trồng dong riềng giảm là do giá phân bón tăng cao, giá bán củ dong thấp và thiếu lao động. Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn có 1 sản phẩm miến dong được chứng nhận OCOP 5 sao và 8 sản phẩm OCOP 3 sao.

  • Giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch, hoạt động vì người nghèo. Đặc biệt, từ khi chuyển đổi tiếp cận đo lường hộ nghèo theo hướng đa chiều, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình giảm nghèo theo từng giai đoạn với các giải pháp phù hợp với thực tế. Kết quả đáng ghi nhận nhất đó là giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ giảm nghèo của tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu đề ra trước một năm. Từ thành công đã có, tỉnh Bạc Liêu đặt ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn dưới 1%.Giảm nghèo bền vững trong tình hình mới được cụ thể hóa bằng tinh thần Nghị quyết số 13 của Tỉnh ủy với mục tiêu tổng quát giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, dù còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, việc quan tâm, đầu tư cho công tác thủy lợi vẫn được thực hiện hiệu quả trên cả nước. Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng và khai thác hiệu quả, mang lại màu xanh cho những vùng đất vốn khô cằn. Tuy nhiên sau quá trình quản lý, vận hành, khai thác các công trình thủy nông, hiện nay nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang gặp khó khăn lớn. Thiếu kinh phí, nhiều lao động trong các công ty Thủy lợi phải chịu thiệt thòi, nhiều hoạt động phải cắt giảm và nhiều công trình hư hỏng nặng chưa thể tháo dỡ do vướng mắc thủ tục hành chính… Ông Nguyễn Hồng Khanh – Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT nêu thực trạng:

Thanh Thủy

Băng:

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 26/10/2023.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Bình Phước. Sau đó, nghe báo cáo một số nội dung.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Dự kỷ niệm 30 năm Khuyến nông tại tỉnh Quảng Ninh.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Dự Buổi làm việc của Phó Thủ tướng với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Làm việc với UBND tỉnh Long An

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung có buổi Làm việc với Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Việt Nam phải nhập khẩu 80% chất phụ gia và thức ăn bổ sung chăn nuôi

Việt Nam phải nhập khẩu 80% chất phụ gia và thức ăn bổ sung chăn nuôi; Nâng cao vai trò và quyền lợi của phụ nữ trong chuỗi giá trị nông sản; Dịch bệnh xuất hiện do chăn nuôi chưa đảm bảo an toàn sinh học; Nguy cơ thiếu nguyên liệu chế biến miến dong; Giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi