Xã giàu nhờ những cánh rừng trồng kinh tế

Từ địa phương có tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 40%, đến nay, nhờ phát triển kinh tế rừng trồng mà Thái Thủy đã giảm được số hộ nghèo còn 3,5%.

Tâm Phùng  | 

Xã giàu nhờ những cánh rừng trồng kinh tế

Tự động

Vượt lên gian khó thành xã giàu nhờ những cánh rừng trồng kinh tế

Thực hiện:  Tâm Phùng

Chúng tôi về xã Thái Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), vào một ngày giữa tháng 7, khi cái nắng hè còn vương trên những cánh rừng trồng. Đây là xã nằm ở vùng gò đồi miền tây của huyện Lệ Thủy. Trước đây, Thái Thủy thuộc diện xã nghèo, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Sau hơn 10 năm phát huy tiềm năng vùng gò đồi, đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, đến nay Thái Thủy đã trở thành xã Nông thôn mới, với mức thu nhập bình quân đầu người mỗi năm trên 62 triệu đồng.

Về xã Thái Thủy bây giờ đi trên những tuyến đường đều như xuyên qua những cánh rừng khép tán, dự báo cho những mùa thu hoạch mang về tiền tỷ cho người dân. Ông Trần Văn Thuận, một người dân có diện tích rừng trồng trên 50 ha, thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng cho hay: “

Phỏng vấn 1,  ông Trần Văn Thuận

  Hiện, toàn xã Thaí Thủy có gần 4.500  rừng trồng. Trong đó, rừng trên địa bàn có khoảng 3.900 ha và có trên 500 ha do người dân trong xã thuê đất trồng rừng ở địa phương khác. Mỗi năm, chính quyền địa phương đưa vào diện khai thác gần từ 700-1.000 ha rừng, mang về hơn 100 tỷ đồng cho người dân. Nhờ đẩy mạnh trồng rừng nên nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu, xây dựng nhà cửa khang trang, sắm các phương tiện, thiết bị đắt tiền.

Nhằm phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững, xã Thái Thủy bắt đầu từ năm 2017, đã vận động bà con chuyển sang trồng rừng gỗ lớn với diện tích hơn 10ha. Đến nay, toàn xã đã trồng được hơn 150ha rừng gỗ lớn. Riêng năm 2023, trồng được 40ha và phấn đấu đến năm 2025 đạt 400ha. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh, cán bộ nông nghiệp xã Thái Thủy, nói với chúng tôi:

Phỏng vấn 2: bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh:

 

  Chúng tôi về thôn Nam Thái, một thôn được xem đứng đầu của xã về trồng rừng. Ông Tô Ngọc Chung, Trưởng thôn Nam Thái cho hay, thôn có 350 hộ dân và có thổng diện tích rừng trồng hơn 1.500 ha. Nếu tính theo chu kỳ rừng trồng 5 năm thu hoạch thì trung bình mỗi năm, người dân trong thôn khai thác vào khoảng 300 ha rừng trồng. Đất đồi ở đây phù hợp phát triển cây keo tràm và bà con cũng đầu tư trong canh tác nên cây phát triển nhanh, tốt và có sản lượng, chất lượng cao. Vì vậy, mỗi ha rừng khai thác cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Bình quân mỗi năm, thu nhập từ rừng trồng mang về cho bà con khoảng 30 tỷ đồng. Con số này cứ liên tục như vậy nên đời sống của bà con ngày càng phát triển đi lên. Ông Tô Ngọc Chung cũng cho hay:

Phỏng vấn 3, ông Tô Ngọc Chung

 

Là một xã nghèo của huyện, sau hơn 10 năm phát triển trồng rừng kinh tế, Thái Thủy đã vượt lên rõ nét. Đến năm 2021, Thái Thủy cán đích nông thôn mới và hiện đang tiếp tục ổn định, phát triển lên xã nông thôn mới nâng cao. Nhờ kinh tế rừng trồng mà đến nay, xã có 1.300 hộ dân, tỷ lệ hộ khá, giàu của địa phương chiếm trên 50% tổng số hộ. Đã có hàng trăm hộ có diện tích rừng từ 10ha trở lên. Những gia đình này luôn được xếp vào diện làm giàu vững chắc.

Để nâng cao thu nhập từ rừng trồng, Thái Thủy đã triển khai thực hiện trồng rừng gỗ lớn, rừng FSC, thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng và khai thác rừng đúng quy trình đề ra. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thuận Văn, Chủ tịch UBND xã Thái Thủy cho hay:

Phỏng vấn 4,  ông Lê Thuận Văn

Từ địa phương có tỷ lệ hộ nghèochiếm gần 40%, đến nay,  nhờ phát triển kinh tế rừng trồng mà Thái Thủy đã giảm được số hộ nghèo còn 3,5%. Bộ mặt nông thôn mới ở Thái Thủy ngày càng đổi mới,  khởi sắc đi lên. Có về Thái Thủy hôm nay mới thấy sự thay đổi đến ngỡ ngàng. Vùng quê nghèo năm nào như bừng sáng với những con đường bê tông rộng, những dãy nhà cao tầng đẹp như phố thị và những cánh rừng khép tán vẫn đang lớn lên từng ngày.

MC: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực lâm nghiệp

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, Hạt Kiểm lâm Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp ngăn chặn, tình trạng xâm hại rừng trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các vụ vi phạm giảm dần theo các năm, về tính chất vi phạm chủ yếu nhỏ lẻ, khối lượng lâm sản trong từng vụ ít so với các năm trước. Từ cuối năm 2019 đến nay, đơn vị đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 289 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp. Riêng 7 tháng đầu năm nay xảy ra 33 vụ, giảm 22 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu thống kê, trong tổng số vụ việc vi phạm được phát hiện, xử lý hằng năm thì bình quân lực lượng kiểm lâm xử lý trên 89%, các lực lượng chức năng khác gần 3%, chủ rừng 8%.

MC 2: tin 2

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Kế hoạch điều tra, kiểm kê rừng năm 2024 - 2025. Kế hoạch này đặt ra mục tiêu tổng thể là xây dựng một bức tranh toàn cảnh về tài nguyên rừng của tỉnh Lâm Đồng, bao gồm việc xác định chính xác hiện trạng, diện tích, trữ lượng rừng, trữ lượng carbon và diện tích đất lâm nghiệp; theo dõi sự thay đổi của diện tích rừng; cập nhật cơ sở dữ liệu để hoàn thiện hệ thống thông tin về tài nguyên rừng, phục vụ công tác quản lý và giám sát; định giá rừng làm cơ sở để xây dựng, triển khai các nội dung định khung giá rừng theo quy định mới và xác định rõ diện tích rừng nhằm tạo thêm quỹ đất để triển khai cơ chế, chính sách về bố trí, ổn định dân cư, đặc biệt là chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo. Việc điều tra, kiểm kê rừng được thực hiện trong 2 năm trên địa bàn toàn tỉnh.

MC 1: tin 3

Tiếp nối thành công của chương trình “Sống khỏe góp xanh” trong 2 năm trước, Panasonic Việt Nam tái khởi động hành trình trồng cây khắp các tỉnh, thành Việt Nam năm thứ ba, từ ngày 1/7 đến 31/12. Trong năm nay, hành trình của Panasonic dự kiến phủ xanh 61 ha đất trống và ươm hơn 450.000 cây xanh tại 5 khu vực trồng rừng mới. Theo Ban tổ chức, chương trình chọn lọc những giống cây có khả năng hấp thụ CO2 tốt, phù hợp sinh trưởng tại từng địa điểm, hướng đến phục hồi đất rừng suy thoái, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. Các giống cây được trồng gồm: Quế, trám, dổi, lát hoa, giổi, tràm, đước là những cái tên quen thuộc của núi rừng Việt Nam.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Xã giàu nhờ những cánh rừng trồng kinh tế

Từ địa phương có tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 40%, đến nay, nhờ phát triển kinh tế rừng trồng mà Thái Thủy đã giảm được số hộ nghèo còn 3,5%.

Tâm Phùng

Tin liên quan

Các chương trình

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời sự

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất; Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sạt lở núi; Đồng Tháp mở rộng mô hình nuôi cá đồng.

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt
Thời sự

Do tác động của Bão số 4, từ nay đến đêm mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 100-300mm, có nơi trên 500mm.

Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt