Xác định nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng tới từng vùng

Xác định nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng tới từng vùng; Nâng cao trách nhiệm từng địa phương trước tình trạng buôn lậu heo qua biên giới.

Quỳnh Anh  | 09:02 29/01/2024

Xác định nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng tới từng vùng

Tự động

Xác định nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng tới từng vùng

  • Xác định nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng tới từng vùng

Thưa quý vị và bà con, Bộ NN-PTNT vừa có chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2023-2024. Dựa trên những thông tin dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn vụ Đông Xuân 2023-2024, Bộ NN-PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Các tỉnh, thành phố rà soát kế hoạch tổng thể phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 để phù hợp với thông tin dự báo, bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, trong đó, cần xác định nguy cơ ảnh hưởng đến từng vùng, từng khu vực để có giải pháp cụ thể.

  • Nâng cao trách nhiệm từng địa phương với tình trạng buôn lậu heo qua biên giới

Tại Hội nghị ngăn chặn, phát hiện và xử lý việc buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, tình trạng buôn lậu động vật sống từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn diễn ra phức tạp tại một số địa phương. Thứ trưởng ghi nhận và đánh giá cao Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí phản ánh kịp thời tình hình buôn lậu heo qua biên giới. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là vai trò của các địa phương đang ở đâu khi để xảy ra tình trạng này? Do đó, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Công an phối hợp, hỗ trợ chỉ đạo tăng cường kiểm soát, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh nào tỉnh đó cần chủ động ngăn chặn, phát hiện và xử lý tình trạng này.

  • Hướng tới chủ động hoàn toàn nguồn nước cho vụ đông xuân

Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác lấy nước đổ ải gieo cấy vụ đông xuân 2024. Theo Thứ trưởng, dự kiến năm nay tổng lượng nước xả tăng cường phục vụ đổ ải gieo cấy vụ đông xuân sẽ dưới 3,5 tỷ m3 và là năm xả nước thấp nhất trong các vụ đông xuân thời gian qua. Bên cạnh đó, để công tác lấy nước vụ đông tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ không phụ thuộc vào nguồn xả tăng cường từ các nhà máy thủy điện, Bộ NN-PTNT đang làm việc với thành phố Hà Nội về đầu tư xây dựng đập dâng trên sông Hồng, phấn đấu đến năm 2030 sẽ chủ động hoàn toàn nguồn nước phục vụ vụ đông xuân. Cập nhật đến 16h ngày 27/1, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã lấy nước cho gieo cấy vụ Đông Xuân 2023-2024 được trên 361.000ha, đạt hơn 73%.

  • Hàng trăm gia súc chết rét ở miền Bắc

Trong tuần qua, đợt rét đậm, rét hại kéo dài tại miền Bắc đã gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và đời sống dân sinh, nhất là tại các tỉnh vùng núi cao. Cập nhật đến ngày 26/1, đợt băng giá, rét đậm, rét hại ở miền Bắc này đã làm ít nhất hơn 200 con gia súc bị chết, tập trung ở một số địa phương như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên và Nghệ An. Trong đó, riêng Cao Bằng ít nhất có 40 con trâu bò chết rét, Bắc Kạn 15 con. Nguyên nhân gia súc chết rét là do người dân thả lên rừng nhiều ngày, khi nhiệt độ xuống thấp, thiếu thức ăn khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm nhanh.

  • Ninh Thuận tập trung tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi

Từ trước tới nay, Ninh Thuận vẫn tự hào là “thủ phủ” về phát triển chăn nuôi của cả nước. Tính đến cuối năm 2023, tổng đàn gia súc của tỉnh trên 518.400 con, tăng 3% so với năm 2022. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, để ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ, thu hút các tổ chức doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, tập trung; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị. Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2025 phát triển đàn dê, cừu 280.000 con, đàn bò 150.000 con và đàn lợn 150.000 con, đàn gia cầm đạt từ 2,4 - 2,6 triệu con, đưa ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoảng 35,5% trong nội bộ ngành và duy trì mức tỷ trọng 10,7% trong toàn ngành nông nghiệp. Phấn đấu tổng giá trị sản xuất chăn nuôi toàn tỉnh đạt 1.983 tỷ đồng.

  • Quảng Trị: Dành 120 tỷ đồng khắc phục sạt lở bờ sông, đê bị hư hỏng

Năm 2024, tỉnh Quảng Trị dành 120 tỷ đồng để thực hiện ba dự án khắc phục khẩn cấp các bờ sông sạt lở và đê ngăn lũ bị hư hỏng, đảm bảo an toàn và ổn định cuộc sống người dân. Trong đó, Dự án khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong có quy mô và số vốn đầu tư lớn nhất với 100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ thực hiện Dự án kè chống sạt lở bờ sông Đakrông đoạn qua thị trấn Krông Klang (huyện miền núi Đakrông) dài 500 m, vốn đầu tư 10 tỷ đồng. Đối với tình trạng đê ngăn lũ bị hư hỏng, Quảng Trị cũng dành kinh phí thực hiện Dự án khắc phục hư hỏng đê ngăn lũ sông Vĩnh Phước đoạn qua xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong có chiều dài 1,1 km, với vốn đầu tư 10 tỷ đồng.

  • TP Sông Công công bố hết dịch tả lợn châu Phi

UBND TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành quyết định công bố hết dịch đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn sau khi Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh thẩm định điều kiện, chấp thuận công bố hết dịch. Theo đó, mọi hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán lợn và sản phẩm từ lợn trên địa bàn phường Lương Sơn được phép diễn ra bình thường kể từ ngày công bố hết dịch. Được biết, Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại phường Lương Sơn, TP Sông Công từ ngày 8/11/2023, được UBND TP Sông Công công bố dịch ngày 5/12/2023. Từ ngày 8/11/2023 đến ngày 31/12/2023, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại 22 hộ ở phường Lương Sơn và 2 hộ có lợn nghi mắc bệnh. Số lợn đã tiêu hủy là 205 con, tổng khối lượng trên 10 tấn.

  • Giá cam bù Tết tăng cao

Thời điểm này, trên những sườn đồi ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, người trồng cam bù bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, cam được mùa, được giá nên bà con ai cũng phấn khởi. Theo Phòng NN-PTNT huyện Hương Sơn, toàn huyện hiện có hơn 1.100 ha cam bù, trong đó 820 ha đã cho thu hoạch. Mùa cam năm nay, bà con trên địa bàn ước thu về hơn 12 nghìn tấn quả. So với năm ngoái, năm nay đạt năng suất cao hơn nhờ bà con đã chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác. Qua đó, giúp cây phát triển tốt, tỷ lệ ra hoa, đậu quả cao hơn; quả cam chín đẹp... Hiện, bà con đang bước vào mùa thu hoạch, với mức giá từ 30 - 45 nghìn đồng/kg, dự kiến dịp sát tết giá cam bù sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán, vấn đề an toàn thực phẩm lại được người tiêu dùng, các địa phương và cơ quan chức năng quan tâm hơn bao giờ hết. Để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe người dân trong dịp Tết, những ngày này, khi sức tiêu thụ với các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao cũng là lúc công tác quản lý thị trường được đẩy mạnh nhất, các cơ quan chức năng ở từng địa phương đã và đang thường xuyên kiểm tra vấn đề an toàn thực phẩm, hoạt động bình ổn giá trên địa bàn để bà con có được một cái Tết an vui, đầy đủ với mức chi tiêu hợp lý. Đặc biệt trong những năm gần đây, việc kết nối, tạo những điểm bán hàng thực phẩm an toàn, sản phẩm OCOP gắn với đặc trưng của từng vùng miền đang ngày càng được đẩy mạnh, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương chia sẻ:

Băng

Bảo Thắng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Xác định nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng tới từng vùng

Xác định nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng tới từng vùng; Nâng cao trách nhiệm từng địa phương trước tình trạng buôn lậu heo qua biên giới.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng