Xâm nhập mặn tăng cao, TP.HCM vẫn trong tầm kiểm soát

Dù tình hình xâm nhập mặn, hạn hán tại TP.HCM được đánh giá là gay gắt hơn nhưng địa phương đang chủ động nhiều biện pháp để không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Lê Bình  | 

Xâm nhập mặn tăng cao, TP.HCM vẫn trong tầm kiểm soát

Tự động

Xâm nhập mặn tăng cao, TP.HCM vẫn trong tầm kiểm soát

 Dù tình hình xâm nhập mặn và hạn hán tại TP.HCM được đánh giá là gay gắt hơn nhưng địa phương đang chủ động nhiều biện pháp để không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cho bà con.

MC 1

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình PCTT.

Thưa quý vị bà con,

Trong những ngày qua, số liệu đo đạc từ các trạm khảo sát tại TP.HCM như trạm Nhà Bè, Cát Lái, Thủ Thiêm, Chợ Đệm, Cầu Ông Thìn... cho thấy, so với cùng kỳ năm 2023 thì mức độ mặn đều tăng 10% tại hầu hết các trạm. Điều này phù hợp với cảnh báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ phát bản tin cập nhật về tình hình xâm nhập mặn ở TP.HCM. Cụ thể về nội dung này, mời quý vị cùng đến với ghi nhận của phóng viên Nông nghiệp Radio.

MC 2

Thưa quý vị và bà con, tại TP.HCM, ranh mặn 4‰ (phần ngàn) vào sâu trên sông Sài Gòn khoảng 70 - 75 km tính từ cửa biển, mức độ rủi ro thiên tai ở cấp độ 3. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Vũ, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - PCTT và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM, tình hình xâm nhập mặn vẫn trong tầm kiểm soát và cố chỉ số tương đương với các năm. Các chỉ số mới nhất được đo mới đây cho thấy mức độ xâm nhập mặn có giảm so với kỳ trước đó vào tháng 2/2024. Nguyên nhân là do đợt triều cường này vẫn chưa phải đợt triều cường lớn nhất trong tháng.

Trích băng ông Nguyễn Đức Vũ: Hiện nay độ mặn trên 7 trạm khảo sát thì đều thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Trước diễn biến tình hình mặn, xâm nhập mặn trong thời gian vừa qua cũng như là các đợt khảo sát đầu tháng 3 thì là đối với cái khu vực phía Nam Á cánh phía Nam, khu vực Nam Bình Chánh thì giải pháp là đóng tất cả các cống ngăn triều lại, các cống kiểm soát mặn lại đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân. Còn đối với khu vực phía sông Sài Gòn thì hiện nay thì độ mặn hiện nay là cụ thể là tạo tại cầu Rạch Trang thì là 0.4‰ (phần ngàn). Tại vị trí Kênh Sáng, An Hạ… là 2.4 ‰ (phần ngàn). Ứng với cái nồng độ mặn này thì vẫn đảm bảo được phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cũng phải tiếp tục quan trắc chặt chẽ về cái diễn biến mặn để chúng ta vận hành các công trình thủy lợi kịp thời, tránh cái xâm nhập mặn sâu vào bên trong, không để ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cho bà con.

MC 2:

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng Elino kéo dài khiến nền nhiệt trung bình trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2024 tăng cao, trở thành thời kì cao điểm của mùa khô tại khu vực Nam Bộ, vì vậy nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn là rất cao.

Trước tình hình đó, UBND TP.HCM đã ban hành “Phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinhmùa khô năm 2024” trên địa bàn. Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM cho biết Sở đã liên tục chỉ đạo các đơn vị luôn theo dõi tình hình và làm chủ mọi diễn biến, không để xảy ra bất ngờ, quá tầm kiểm soát.

Trích băng ông Nguyễn Xuân Hoàng: Về phía Sở NN-PTNT chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan chức năng ngoài kế hoạch triển khai như mọi năm thì phải hết sức theo dõi bản tin, dự báo để có tham mưu kịp thời. Mục tiêu là làm sao đảm bảo cho mùa khô năm nay là phương án sản xuất nông nghiệp của người dân không bị ảnh hưởng, thiệt hại, đạt được thắng lợi, cũng như không để xảy ra tình huống ngoài tầm kiểm soát của mình.

MC 2

Theo ghi nhận của Báo Nông nghiệp Việt Nam, tại huyện Nhà Bè và Bình Chánh, hầu hết mùa vụ cây trồng đã vào vụ thu hoạch, không còn nhiều nhu cầu sử dụng nước. Còn tại huyện Củ Chi, nhu cầu sử dụng nước phục vụ tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản vẫn đang rất lớn. Tuy nhiên, nhờ việc vận hành và sử dụng hiệu quả dòng nước kênh Đông Củ Chi, được dẫn trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng nên đủ cung cấp nước cho gần 22.300 hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đây là một trong những công trình có vai trò quan trọng trong việc phòng, chống khô hạn và xâm nhập mặn tại khu vực TP.HCM trong mùa nắng nóng kéo dài.

TP.HCM cũng đang chủ động các biện pháp tiết kiệm nguồn nước để đề phòng hiện tượng hạn hán kéo dài. Theo ông Lê Trường Thọ, PGĐ Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác Dịch vụ thủy lợi TP.HCM, trước diễn tiến xâm nhập mặn và hạn hán, công ty đang triển khai nhiều biện pháp để tiết kiệm nước, phòng trường hợp xấu có thể xảy ra. Ngay từ đầu năm, đơn vị đã xây dựng các kế hoạch như điều tiết vận hành, lịch tưới trên tất cả các kênh cho cho phù hợp với cơ cấu cây trồng.

Phỏng vấn ông Lê Trường Thọ: Căn cứ vào diện tích cây trồng thời vụ của người dân và các đơn vị dùng nước đăng ký thì chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch dùng nước, tính toán điều tiết nước làm sao cho từng tuyến kênh một. Đảm bảo sử dụng nước vừa đủ ứng với cây trồng đó. Trong điều kiện hạn hán vẫn phải tính đến việc tiết kiệm nước. Có nghĩa là không thiếu nước vẫn phải tiết kiệm nước.

MC 1:

Vâng thưa quý bà con,

Ngoài các biện pháp vừa được nêu, TP.HCM  đang hoàn thiện khẩn trương công tác nạo vét, duy tu, sửa chữa các bờ kênh đang được thực hiện liên tục, để chủ động ứng phó kịp thời trước diễn tiến ngày càng gay gắt của mùa khô hạn, xâm nhập mặn, không làm gián đoạn quá trình cấp nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

MC 2:

Bây giờ, sẽ là một số tin tức về lĩnh vực phòng chống thiên tai trên cả nước.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con,

Theo Cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT, hiện nay, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô 2023-2024 và dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết mùa khô, khoảng tháng 4 – 5 năm nay. Hiện nay, ĐBSCL còn khoảng 29.260ha lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Diện tích này thuộc vùng khuyến cáo không xuống giống sau ngày 15/1. Cục Thủy lợi cũng cho biết, đợt xâm nhập mặn cao dự báo xuất hiện từ ngày 24 - 28/3 tới. Chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất tại các cửa sông Cửu Long với ranh mặn 4g/l có khả năng xâm nhập từ 50 - 65km.

MC 2:

Huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) là một trong những địa phương thường xuyên phải chịu ảnh hưởng trực tiếp mỗi khi có thiên tai, mưa lũ xảy ra. UBND huyện Ba Chẽ, cho biết công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt. Ngay từ đầu năm, huyện đã yêu cầu chính quyền các xã, thị trấn, đơn vị chức năng ở địa phương kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Theo đó, các địa phương, đơn vị phải tổ chức kiểm tra, rà soát các điểm có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, sạt lở; chủ động xây dựng phương án ứng phó sát với tình hình thực tế và lên lịch trực chỉ huy, trực ban, trực cơ động, danh sách huy động lực lượng cứu hộ, kèm số điện thoại gửi về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện để chủ động điều hành. Đặc biệt, tại các khu vực trọng điểm phải luôn sẵn sàng vật tư, trang bị, hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ”

MC 1:

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, năm 2023, toàn tỉnh đã thu được hơn 3,8 tỷ đồng xây dựng quỹ phòng chống thiên tai. Trong năm qua, cơ quan quản lý quỹ phòng chống thiên tai tỉnh này đã trích gần 5,2 tỷ đồng để phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Trong đó, chi hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra 3,9 tỷ đồng; chi công tác quan trắc, dự báo thiên tai hơn 400 triệu đồng; chi hoạt động cơ quan quản lý quỹ thiên tai 60 triệu đồng và một số khoản chi khác. Tổng số tiền tồn quỹ cho đến thời điểm này là hơn 8,6 tỷ đồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Xâm nhập mặn tăng cao, TP.HCM vẫn trong tầm kiểm soát

Dù tình hình xâm nhập mặn, hạn hán tại TP.HCM được đánh giá là gay gắt hơn nhưng địa phương đang chủ động nhiều biện pháp để không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Lê Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Phóng sự

Vào ngày 16 âm lịch hàng tháng, hơn 100 diễn viên không chuyên với nhiều lứa tuổi sẽ tề tụ về trước cửa Đình thần để tái hiện lại thực cảnh 'chợ ma' Định Yên.

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Linh thiêng Côn Đảo - Vang vọng bài ca yêu nước
Phóng sự

Dịp lễ 30/4 hàng năm, cũng là lúc bao thế hệ người Việt tìm về những 'địa chỉ đỏ' để ôn lại kỷ niệm hào hùng, cúi đầu, dâng hương những linh hồn bất tử.

Linh thiêng Côn Đảo - Vang vọng bài ca yêu nước