| Hotline: 0983.970.780

Chuyển nước liên hồ để chống hạn

Thứ Tư 13/03/2024 , 11:53 (GMT+7)

Trước tác động hiện tượng El Nino, tỉnh Bình Thuận đưa ra giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.  

Bình Thuận đang nỗ lực điều tiết nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân. Ảnh: KS.

Bình Thuận đang nỗ lực điều tiết nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân. Ảnh: KS.

Đảm bảo nước tưới vụ đông xuân

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xảy ra nắng nóng kéo dài với nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, lượng bốc hơi nhanh cũng làm giảm một lượng lớn nước ở trong hồ.

Theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận, hiện lượng nước hữu ích tại các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh là 133/364 triệu m³, đạt 37% thiết kế, thấp hơn cùng kỳ 46 triệu m³. Đối với lượng nước hữu ích hiện tại các hồ thủy điện còn 570/774 triệu m³, đạt 74% thiết kế, cao hơn cùng kỳ 150 triệu m³.

Ông Hồ Đắc Nghĩa, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận cho biết, vụ đông xuân 2023 - 2024, diện tích lúa và hoa màu hiện còn tưới là 31.475 ha và diện tích thanh long, cây ăn quả cần tưới là 19.663 ha. Tuy nhiên vừa qua do tình hình nắng nóng gay gắt, đồng thời đáy lòng sông La Ngà đã bị xói lở, bào mòn, hạ thấp hơn so với trước đây. Việc lấy nước vào bể hút của một số trạm bơm gặp khó khăn, từ đó đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước cục bộ với diện tích khoảng 726 ha trên địa bàn huyện Tánh Linh và Đức Linh.

Công ty Thủy lợi Bình Thuận đang điều tiết nước tiết kiệm, hiệu quả. Ảnh: KS.

Công ty Thủy lợi Bình Thuận đang điều tiết nước tiết kiệm, hiệu quả. Ảnh: KS.

Trước tình hình trên, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận đã phối hợp với Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi và các huyện Tánh Linh và Đức Linh kiểm tra thực địa về tình hình cấp nước khu vực hạ du đập, hồ chứa Hàm Thuận - Đa Mi thuộc huyện Tánh Linh và Đức Linh.

Qua đó, công ty và đại diện địa phương huyện Tánh Linh và Đức Linh cho rằng, việc thủy điện Đa Mi chạy máy xả với lưu lượng trung bình 32m³/s như thời gian qua sẽ không đảm bảo yêu cầu cho tưới tiêu. Đồng thời kiến nghị Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi cho vận hành cụm nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi từ ngày 29/2 đến ngày 31/3 xả về hạ du với thời gian không ít hơn 14 giờ/ngày và phải đảm bảo tổng lưu lượng xả trung bình ngày tối thiểu là 40m³/s.

Một lãnh đạo UBND huyện Đức Linh cho biết, sau khi đi kiểm tra, hiện nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất đã được đảm bảo.

Bên cạnh đó, hiện nay Công ty TNHH TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận đang tận dụng nguồn nước từ thủy điện Đại Ninh để tiếp nước cho khu tưới huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và TP Phan Thiết nhằm tích trữ nguồn nước từ hồ Sông Quao và sử dụng nguồn nước từ thủy điện Đa Mi để tưới cho khoảng 17.000 ha diện tích của huyện Tánh Linh và Đức Linh.

“Chúng tôi đang thực hiện tiếp nước cho các hồ nhỏ thông qua hệ thống kênh tiếp nước. Đồng thời, thực hiện cấp nước tưới luân phiên để đảm bảo sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm, có hiệu quả trong vụ đông xuân này”, ông Hồ Đắc Nghĩa chia sẻ.

Ứng phó El Nino

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo hiện tượng El Nino sẽ kéo dài đến hết tháng 3/2024, làm cho nguy cơ hạn hán, thiếu nước có khả năng xảy ra.

Để ứng phó tác động của El Nino, tỉnh Bình Thuận đang triển khai các giải pháp ứng phó. Ảnh: KS.

Để ứng phó tác động của El Nino, tỉnh Bình Thuận đang triển khai các giải pháp ứng phó. Ảnh: KS.

Để ứng phó, ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo về việc thực hiện các giải pháp cụ thể phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2024.

Về phía Sở NN-PTNT cũng đã chỉ đạo đơn vị khai thác công trình thủy lợi tổ chức kiểm kê nguồn nước tại các hồ chứa và công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Từ đó tính toán cân bằng nước để có kế hoạch vận hành, phân phối nước tiết kiệm, hợp lý ngay từ đầu mùa khô.
Kịp thời điều chỉnh kế hoạch vận hành, phân phối nước khi nguồn nước bị thiếu hụt, bảo đảm cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu sử dụng thiết yếu cho sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp cho người dân. Tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi, tránh để thất thoát, lãng phí…

Ông Hồ Đắc Nghĩa cho biết, công ty đã phối hợp với Công ty Thủy điện Đại Ninh, Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi và địa phương kiểm tra thực địa về tình hình cấp nước khu vực hạ du đập, hồ chứa 2 nhà máy thủy điện Đại Ninh và Hàm Thuận - Đa Mi để có giải pháp kiến nghị vận hành thủy điện kết hợp sử dụng nước sau phát điện hiệu quả nhất.

UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản gửi đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đề nghị xem xét điều chỉnh tăng lưu lượng chạy máy để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho vùng hạ du trong điều kiện khô hạn đang diễn ra gay gắt hiện nay.

Bên cạnh đó, công ty đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác quản lý nguồn nước; tiến hành rà soát lại phần diện tích cần tưới nhằm tính toán cân đối nguồn nước đảm bảo cấp nước tưới vụ đông xuân năm 2023 - 2024 và tích trữ nguồn nước phục vụ cấp nước tưới vụ hè thu năm 2024.

 Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận, để sử dụng nguồn nước hiệu quả, tiết kiệm đề nghị các địa phương chỉ đạo nạo vét các tuyến kênh mương nội đồng thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị dùng nước cơ sở . Đồng thời tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân biết về khả năng có thể xảy ra nguy cơ hạn hán, thiếu nước để nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, đúng mức, đúng mục đích.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.