Xanh rừng, xanh cuộc sống nơi 'nóc nhà' miền Tây

Giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, vùng Bảy Núi An Giang vốn khô cằn sỏi đá, giờ đây đã khoác lên mình chiếc áo màu xanh tươi, mở ra tiềm năng kinh tế đầy hứa hẹn và còn được bà con ưu ái gọi là 'nóc nhà' miền Tây.

Lê Hoàng Vũ  | 

Xanh rừng, xanh cuộc sống nơi 'nóc nhà' miền Tây

Tự động

Xanh rừng, xanh cuộc sống nơi 'nóc nhà' miền Tây

Thưa quý vị và bà con!

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio rong chương trình Phát triển Lâm nghiệp.

Giữa vùngĐồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, An Giang được biết tới là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Hậu nhưng hơn thế nữa, địa phương này còn là một trong 2 tỉnh có địa hình vừa đồng bằng, vừa đồi núi ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Địa hình đồi núi phân bố về phía tây nam của tỉnh giáp với Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Với gần 20 nghìn ha, dãy địa hình này nổi bật lên với 7 ngọn núi được xem là nóc nhà của Đồng bằng sông Cửu Long và được người dân gọi với cái tên gần gũi là vùng Thất Sơn – hay Bảy Núi. Bằng nhiều sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, sau gần 30 năm thực hiện công tác khôi phục, phát triển rừng, trong đó có sự đóng góp lớn lao của những hộ dân nhận khoán đất rừng, vùng Bảy Núingày nào đó còn khô cằn sỏi đá, giờ đây đã khoác lên mình chiếc áo xanh tươi và đang mở ra tiềm năng kinh tế đầy hứa hẹn.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, so với nhiều địa phương khác trong cả nước, diện tích rừng ở An Giang không nhiều, nhưng là một trong hai tỉnh sở hữu địa hình đồi núi tại Đồng bằng sông Cửu Long, rừng An Giang có tầm quan trọng với chiến lược về an ninh quốc phòng và góp phần cân bằng môi trường sinh thái trong khu vực. Vùng Bảy Núi An Giang không chỉ là địa bàn sinh sống của hơn 30 nghìn hộ dân, trong đó có gần phân nửa là bà con người dân tộc Khrme, mà còn là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng, mỗi năm thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách trong và ngoài nước.

Theo lời của bà con nơi đây, từ những năm 90 của thế kỷ trước, đất rừng An Giang gần như là đồi núi trọc và hầu như năm nào cũng xảy ra nhiều vụ cháy. Vào mùa khô, chỉ cần một tàn thuốc vô tình của người thợ rừng, hay đóm lửa nhỏ từ nén nhang của khách hành hương, cũng có thể bùng cháy thiêu rụi hàng chục ha rừng.

Trước thực trạng như vậy, để ‘hồi sinh’ vùng đồi núi của địa phương, phát huy tốt vai trò cân bằng môi trường sinh thái cho khu vực, ngay từ năm 1991, tỉnh An Giang đã ban hành chính sách khôi phục lại rừng phòng hộ đồi núi, với phương thức giao khoán đất rừng cho nhân dân trồng, chăm sóc và bảo vệ. Và năm 1993, khi Chương trình của Trung ương được triển khai nhằm đầu tư vốn, giống, kỹ thuật để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tỉnh An Giang đã xây dựng 2 dự án trồng rừng phòng hộ và rừng vành đai biên giới. Với chủ trương xã hội hoá lâm nghiệp, Ban quản lý Rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang đã giao khoán cho gần 11.000 hộ dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, với hình thức hợp đồng dài hạn từ 10 đến 50 năm. Ông Trần Nguyên Kháng, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang chia sẻ:

Băng 1- ông Trần Nguyên Kháng

MC 2:

Tại một góc nhỏ của khu rừng rộng tới 20ha được giao trồng, chăm sóc và bảo vệ, ông Phạm Văn Hải, người dân dã An Hảo, thị xã Tịnh Biên đầy tự hào kể về thành quả mà ông và gia đình đã gây dựng được sau hơn 30 năm qua. Vốn sinh ra và lớn lên ở miệt đồng Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, hàng năm vào mùa mưa lũ, ông phải lên Núi Cấn để mướn đất làm rẫy kiếm thêm nguồn thu nhập. Năm 1992, khi An Giang thực hiện giao khoán đất rừng và đầu tư vốn cho nhân dân, ông là một trong những người đầu tiên xung phong nhận khoán đất trồng rừng.

Thực hiện theo đúng kỹ thuật của Ngành Lâm nghiệp, đồng thời để đẩy nhanh tiến độ phủ xanh đất rừng, ông Hải đã trồng gần 80 nghìn cây bước một như, tràm bông vàng, keo tai tượng và hơn 30 nghìn cây bước hai như, sao, dầu, giáng hương. Những năm cây rừng chưa giáp tàng, ngoài tiền trợ cấp trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, gia đình ông còn được Ban quản lý Rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang cho mượn vốn để nuôi bò, trồng rẫy và phát triển kinh tế vườn – rừng. Từ nguồn động lực ấy và sự nỗ lực bền bỉ, giờ đây, cuộc sống của ông trở nên khấm khá hơn và ông cũng có nhiều hơn những cảm xúc về tình yêu với núi rừng

Băng 2 ông Phan Văn Hải, xã An Hảo, Tinh Biên, An Giang.

MC 2:

Không riêng gì ông Hải, mà hiện nay phần lớn hộ dân nhận khoán đất trồng rừng ở vùng Bảy Núi đã có cuộc sống khá ổn định bằng mô hình kinh tế vườn -  rừng. Tre, xoài, muồng quân và nhiều loại cây ăn trái khác sống thích nghi trên đất rừng, không chỉ góp phần đẩy nhanh tiến độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái mà còn giúp cho các chủ rừng có nguồn thu nhập khá.

Điển hình như câu chuyện của ông Đào Duy Mẫn cùng ở xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên. Năm 1980, từ tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông đưa gia đình tới vùng Bảy Núi - An Giang và chọn Núi Cấm làm nơi kiếm kế sinh nhai, coi đây là quê hương thứ 2 của mình. “Vạn sự khởi đầu nan ”, mới “chân ướt, chân ráo”  về đây lập nghiệp, gia đình ông phải làm thuê, gánh mướn kiếm sống qua ngày. Từ một hộ dân không có “ mảnh đất cắm dùi”, vậy mà sau gần 30 năm nhận khóa đất trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, giờ đây ông Mẫn đã là chủ của cánh rừng với diện tích trên 16 ha. Nhờ cần cù lao động, mấy năm qua, ngoài số tiền thu được từ tỉa thưa cây bước một, gia đình ông còn có thu nhập khá lớn từ các loại cây ăn trái và nghề nuôi nai.

[Băng 3] Ông Đào Duy Mẫn, xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang

MC 2

Vâng thưa quý vị, Vùng Bảy Núi ngày nào đó còn là nơi trơ trọi, hoang tàn, giờ đã phủ một màu xanh biếc, màu xanh đó được vun đắp bằng mồ hôi và nước mắt của những người dân bám đất giữ rừng và sự đồng lòng của chính quyền, các cán bộ quản lý nơi đây. Và giờ đây, khi cuộc sống của những người trồng rừng ở vùng Bảy Núi đã ổn định, người dân càng gắn bó với rừng nhiều hơn, giảm đi tình trạng chặt phá rừng. Nhờ đó mà công tác chăm sóc, bảo vệ rừng cũng được thực hiện tốt bởi hơn ai hết, họ đều hiểu rằng, rừng là chỗ dựa cho cuộc sống, phát triển rừng cũng là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự phát triển của nhân loại, ông Ông Thái Văn Nhân, Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang chia sẻ:

Băng 4 ông Thái Văn Nhân.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, trải qua 30 năm từ vùng đất trống đồi chọc đến một hệ sinh thái mang lại không gian, môi trường sống, phát triển du lịch tuyệt vời và cuộc sống trù phú cho bà con, vùng Bảy Núi An Giang giờ đây đã tồn tại đúng với sứ mệnh của mình là cân bằng môi trường sinh thái cho Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn và là chỗ dựa vững chắc cho bà con nơi đây vươn lên, chạm tới cuộc sống mới, tốt đẹp hơn, gần gũi với thiên nhiên hơn. Và hôm nay, nhìn cây rừng thẳng tắp, ngọn vươn ra không gian, rễ bám chặt vào đất núi, lòng bà con Bảy Núi càng vững tin vào một tương lai tốt đẹp của nghề rừng.

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Cục Tác chiến cấp phép bay cho các thiết bị bay không người lái ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có Lâm nghiệp. Và đã cấp phép bay phục vụ quản lý, bảo vệ rừng cho các Chi cục, Hạt kiểm lâm của một số tỉnh như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Gia Lai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Đắk Nông, Bắc Kạn, Tây Ninh,  thời gian mỗi lần cấp phép từ 3 đến 6 tháng theo đề nghị.

MC 2:

Mới đây, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng thông tin, tại khoảnh 5 và 6, tiểu khu 614, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra vụ việc 93 cây thông ba lá bị khoan lỗ, đổ hóa chất và đang có biểu hiện bị vàng lá. Sở NN&PTNT Lâm Đồng đã đề nghị UBND huyện Bảo Lâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, truy tìm các đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm, sớm hoàn thiện hồ sơ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật tạo tính răn đe giáo dục, phòng ngừa chung.

MC 1:

Tại tỉnh Bắc Giang, thực hiện Đề án hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững – FSC giai đoạn 2020-2030, ngoài các công ty lâm nghiệp, hiện nay đã có một số doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các nhóm hộ để thực hiện cấp chứng chỉ FSC. Sau 3 năm thực hiện đề án, đến nay diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC trên địa bàn tỉnh đã được mở rộng lên hơn 12,6 nghìn ha, đạt trên  74%. Trong đó các công ty lâm nghiệp hơn 4,5 nghìn ha, nhóm hộ hơn 8 nghìn ha.

MC 1:

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Xanh rừng, xanh cuộc sống nơi 'nóc nhà' miền Tây

Giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, vùng Bảy Núi An Giang vốn khô cằn sỏi đá, giờ đây đã khoác lên mình chiếc áo màu xanh tươi, mở ra tiềm năng kinh tế đầy hứa hẹn và còn được bà con ưu ái gọi là 'nóc nhà' miền Tây.

Lê Hoàng Vũ

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
Thời sự

Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch; Năng nóng giảm, người nuôi tôm đồng loạt thả giống; Chủ động nguồn giống, phát triển thương hiệu cá Bỗng Hà Giang.

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ