Xây dựng đội ngũ khuyến nông chuyên nghiệp, đa giá trị

Xây dựng đội ngũ khuyến nông chuyên nghiệp, đa giá trị; Trồng trọt đặt mục tiêu trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại vào 2050; Giá rơm tăng cao, chăn nuôi gặp khó.

Quỳnh Anh  | 09:21 09/01/2024

Xây dựng đội ngũ khuyến nông chuyên nghiệp, đa giá trị

Tự động

Xây dựng đội ngũ khuyến nông chuyên nghiệp, đa giá trị

  • Trồng trọt đặt mục tiêu trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại vào 2050

Thưa quý vị và bà con, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quangvừa ký Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trồng trọt bình quân 2,2 - 2,5%/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt bình quân 8 - 10%/năm. Tỷ lệ diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt 10 - 15%, trồng trọt hữu cơ 1%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm trồng trọt được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 30 - 35%. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt đạt trên 26 tỷ USD. Giá trị sản phẩm bình quân trên đất trồng trọt đạt 150 - 160 triệu đồng/ha. Phấn đấu đến 2050, trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại thuộc nhóm đứng đầu khu vực và thế giới.

  • Giá rơm tăng cao, các trang trại chăn nuôi gặp khó

Thời điểm này, các hộ làm nghề kinh doanh trâu, bò ở một số địa phương của tỉnh Hà Tĩnh đang tăng cường số lượng trâu bò xuất, nhập cũng như các chuyến chuyển, giao “hàng”. Cùng với lượng trâu, bò nhập về nhiều hơn, các hộ cũng phải tăng lượng thức ăn để vật nuôi dưỡng sức. Tuy nhiên, từ giữa tháng 12/2023 đến nay, giá rơm cuộn liên tiếp tăng cao và đầu tháng 1 này đã lên đến 45.000 đồng/cuộn chưa bao gồm phí vận chuyển. Giá rơm tăng do bước vào mùa Đông, nhiều địa phương gom rơm để chống đói, rét cho đàn vật nuôi với số lượng lớn. Mặt khác, cũng bước vào sản xuất nấm, sản xuất vụ đông xuân nên lượng rơm cần làm nguyên liệu cũng tăng. So với mọi năm thì năm nay, giá rơm tăng mạnh khiến các trang trại chăn nuôi gặp nhiều khó khăn khi trâu bò đang rớt giá.

  • Ninh Bình: Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác tăng 6 triệu đồng mỗi năm

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Bình, nếu như năm 2013, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác của tỉnh mới đạt 96,6 triệu đồng thì 10 năm sau con số này ước đạt 155 triệu đồng/ha, như vậy bình quân mỗi năm tăng gần 6 triệu đồng. Kết quả này có được là do thời gian qua, Ninh Bình đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển toàn diện các lĩnh vực, ngành hàng, từ lúa gạo, cây ăn quả, rau màu đến thủy sản... Điển hình như trong sản xuất lúa là đối tượng cây trồng chủ đạo, tỉnh chuyển mạnh cơ cấu giống, đi từ năng suất sang chất lượng. Nếu như trước đây diện tích lúa lai chiếm khoảng 60% cơ cấu thì nay diện tích lúa chất lượng cao, lúa đặc sản lại chiếm ưu thế với gần 80%, gắn với đó là các chuỗi liên kết sản xuất khép kín theo hướng hữu cơ.

  • Khai thác lợi thế, tiềm năng từng vùng sinh thái

Nhằm khai thác lợi thế tiềm năng của từng tiểu vùng sinh thái, những năm qua, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với tổ chức lại sản xuất, tạo nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, từ đó hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân. Trong năm 2023, trên địa bàn huyện chuyển đổi 225ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu, cỏ, nuôi tôm. Hỗ trợ 05 sản phẩm OCOP cấp lại sao và 13 sản phẩm mới. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 31 sản phẩm OCOP, trong đó có 04 sản phẩm 4 sao, 27 sản phẩm 3 sao. Bên cạnh đó, huyện triển khai có hiệu quả chương trình, dự án, cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

  • Nhiều hợp tác xã tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Theo Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, tham gia Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, An Giang đăng ký tham gia Đề án với lộ trình 100.000ha đến năm 2025 và 150.000ha đến năm 2030. Trước khi Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao được Chính phủ phê duyệt chính thức, ngành nông nghiệp An Giang đã tổ chức thực hiện thí điểm 10.000ha trong vụ thu đông 2023 và đã mang lại kết quả tốt, được nhiều HTX và nông dân hưởng ứng triển khai ở các vụ lúa tiếp theo. Bên cạnh đó, hiện, toàn tỉnh có khoảng 300 HTX nông nghiệp, trong đó có 129 HTX đã đăng ký tham gia Đề án. Riêng vụ đông xuân 2024, An Giang có 19 HTX đăng ký tham gia vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, có gắn với doanh nghiệp tiêu thụ với tổng diện tích 40 nghìn ha.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, năm 2023, công tác khuyến nông trên cả nước đã đạt nhiều thành tựu tốt đẹp, các dự án khuyến nông trung ương được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản… Đặc biệt, ngoài 13 tỉnh tham gia đề án thí điểm, hiện tại trên cả nước đã có thêm 30 tỉnh do nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải có tổ Khuyến nông cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nên đã chủ động thành lập với tổng số khoảng 3.500 tổ. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã chủ trì xây dựng Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, hợp tác công tư… Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam ghi nhận những kết quả của hoạt động khuyến nông trong năm qua và giao nhiệm vụ năm 2024.

Băng:

Quang Dũng

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 9/1/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Họp Ban chỉ đạo của Bộ về IUU.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng Họp Ban chỉ đạo của Bộ về IUU. Sau đó, Họp triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban cán sự trong xây dựng, ban hành thông tư thay thế Thông tư 11 năm 2021 của Bộ NN-PTNT.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Tổng kết Văn phòng SPS.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch đê điều hệ thống đê biển, đê cửa sông các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Kiên Giang thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2050. Họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Sau đó, Dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và Phương hướng nhiệm vụ 2024 của Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Dự họp theo lịch của Chủ tịch Quốc hội về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung đi công tác tại Bình Định.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Xây dựng đội ngũ khuyến nông chuyên nghiệp, đa giá trị

Xây dựng đội ngũ khuyến nông chuyên nghiệp, đa giá trị; Trồng trọt đặt mục tiêu trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại vào 2050; Giá rơm tăng cao, chăn nuôi gặp khó.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tiếp tục thực hiện đợt cao điểm xử lý vi phạm IUU
Thời sự

Tiếp tục thực hiện đợt cao điểm xử lý vi phạm IUU; Rà soát toàn bộ chuỗi cung ứng đảm bảo an toàn thực phẩm; Sương muối gây ảnh hưởng nhiều diện tích cà phê.

Tiếp tục thực hiện đợt cao điểm xử lý vi phạm IUU
Thời tiết nông vụ ngày 16/01/2025: Miền Bắc vẫn rét, miền Trung vẫn mưa
Thời sự

Thời tiết trên cả nước tiếp tục mang đậm nét đặc trưng của vùng. Từ mùa đông miền Bắc đến ẩm ướt miền Trung và sự ấm áp, rực rỡ của miền Nam.

Thời tiết nông vụ ngày 16/01/2025: Miền Bắc vẫn rét, miền Trung vẫn mưa