Bản tin Thủy sản ngày 8/1/2024: Phát triển khoa học công nghệ về thủy sản

Phát triển khoa học công nghệ gỡ khó cho thủy sản; Đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững nghề nuôi tôm; Bạc Liêu với mục tiêu lúa thơm – tôm sạch.

Quỳnh Anh  | 10:30 08/01/2024

Bản tin Thủy sản ngày 8/1/2024: Phát triển khoa học công nghệ về thủy sản

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 8/1/2024: Phát triển khoa học công nghệ về thủy sản

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Phát triển khoa học công nghệ gỡ khó cho thủy sản

Thưa quý vị và bà con, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 9,2 tỷ USD, đạt 92% so với kế hoạch, giảm 8% so với năm 2022. Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục thuỷ sản cho biết, thuỷ sản Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trước đây. Từ năm 2024 trở đi, Cục thuỷ sản sẽ tiếp tục phát triển thuỷ sản nuôi biển, nuôi lòng hồ song song với các giải pháp phát triển khoa học công nghệ để nâng cao giá trị chế biến từ sản phẩm nuôi và đánh bắt, ngoài ra tăng cường chiến lược thuỷ sản phát triển sản phẩm từ phụ phẩm thuỷ sản. Cùng với đó, quản lý tàu cá, cảng cá vì hạ tầng nghề cá còn nhiều hạn chế, xuống cấp sau nhiều năm chưa được nâng cấp, tu bổ.

  • Đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững nghề nuôi tôm

Đối với hoạt động nuôi tôm, diễn ra từ ngày 29 đến 31/12/2023, chương trình tập huấn "người nuôi tôm chuyên nghiệp" do Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng phối hợp Đại học Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức tổ chức đã thu hút 50 học viên gồm người nuôi tôm, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và HTX tham gia. Trải qua 10 chuyên đề, kết hợp với tham quan thực tế, chương trình đã mang lại cho học viên nhiều kiến thức sản xuất. Theo đó, học viên được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về nguyên lý nuôi tôm công nghệ cao, thân thiện với môi trường, an toàn và bền vững, quản lý môi trường nuôi tôm cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh kiến thức về kỹ thuật, chương trình cũng được kì vọng sẽ lan tỏa tới bà con nhiều ý tưởng để người nuôi tôm đổi mới sáng tạo.

  • Bạc Liêu với mục tiêu lúa thơm – tôm sạch

Cũng với đối tượng nuôi là con tôm, tỉnh Bạc Liêu hiện có gần 40.000 ha đất sản xuất theo mô hình lúa - tôm. Từ thành công bước đầu, Bạc Liêu hiện đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình sản xuất này. Theo đó, định hướng đến năm 2025, Bạc Liêu mở rộng diện tích lên hơn 43.000 ha. Điều đặc biệt của mô hình lúa - tôm là không dùng thuốc thú y thủy sản trị bệnh cho tôm mà sử dụng biện pháp sinh học, cây lúa cũng không sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy, với mô hình canh tác này, Bạc Liêu cũng đang hướng đến mục tiêu lúa thơm - tôm sạch, lúa – tôm hữu cơ.

  • Phú Thọ đặt mục tiêu có trên 10.000 ha mặt nước nuôi thủy sản

Còn với hoạt động nuôi cá nước ngọt, Phú Thọ là địa phương có nhiều diện tích mặt nước, gồm các ao, hồ, đầm, ruộng trũng và hàng trăm km chiều dài sông Hồng, sông Đà, sông Lô, có thể nuôi trồng thủy sản. Người dân trong tỉnh có nhiều kinh nghiệm về nghề cá. Theo Kế hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2025, Phú Thọ đặt mục tiêu diện tích mặt nước nuôi thủy sản trên 10 nghìn ha, trong đó có 5,6 nghìn ha chuyên nuôi thủy sản. Nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản tại các hồ nước lớn, các khu nuôi thủy sản tập trung, khai thác tiềm năng cung cấp nước của các công trình thủy lợi lớn. Tập trung chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, giảm quy mô lồng lưới nuôi trên sông, tăng số lồng lưới nuôi trong hồ chứa...

  • Nuôi thủy sản vùng biển hở mang lại giá trị kinh tế cao

Liên quan tới lĩnh vực nuôi biển, Sở NN-PTNT Khánh Hòa cùng Trung tâm khuyến nông tỉnh vừa phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu 3 mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển hở thuộc xã Cam Lập, thành phố Cam Ranh, qua đánh giá, cả 3 mô hình đều mang lại giá trị kinh tế cao sau 8 tháng thả nuôi. Cụ thể, đối với 2 mô hình nuôi cá bớp trong lồng tròn HDPE, hiện cá đã đạt trọng lượng từ 6-7 kg/con, tỷ lệ sống đạt 97%. Còn mô hình nuôi tôm hùm xanh bằng bè HDPE gồm cụm 6 lồng, treo 2 tầng lồng, tôm đã đạt trọng lượng khoảng 3 con/kg, tỷ lệ sống đạt 76%. Với giá cá bớp thương phẩm hiện từ 160-170 nghìn đồng/kg, sau khi xuất bán người nuôi lãi khoảng 600 triệu đồng/lồng. Còn nuôi tôm hùm xanh, sau khi xuất bán, người nuôi lãi khoảng 30 triệu/lồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 8/1/2024: Phát triển khoa học công nghệ về thủy sản

Phát triển khoa học công nghệ gỡ khó cho thủy sản; Đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững nghề nuôi tôm; Bạc Liêu với mục tiêu lúa thơm – tôm sạch.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ