Chủ nhật, 28/04/2024 | 15:11 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 10:55, 10/07/2020

Công nghiệp chế biến ngành hàng nông sản còn yếu

Ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, lĩnh vực chế biến nông sản chưa cao, nhiều ngành hàng còn dư địa, tiềm năng nhưng chưa phát triển được chế biến.

Ngày 10/7, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phối hợp cùng Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị Kết nối địa phương, doanh nghiệp về công tác thúc đẩy chế biến và phát triển thị trường nông sản.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, thời gian qua, Việt Nam đã đàm phán, ký kết nhiều hiệp định kinh tế và tiếp tục triển khai 16 hiệp định thương mại tự do (FTAS). Kết quả mở ra cho nông sản Việt Nam cơ hội thâm nhập một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia châu Âu. Song, những thách thức về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và mức độ định vị sản phẩm trên thị trường quốc tế cũng cao hơn.

Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên được đánh giá là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp nhưng lĩnh vực chế biến tại đây còn nhiều hạn chế. Ảnh: Minh Hậu.

Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên được đánh giá là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp nhưng lĩnh vực chế biến tại đây còn nhiều hạn chế. Ảnh: Minh Hậu.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên việc xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là thời điểm chịu nhiều sự cạnh tranh khốc liệt của các thị trường lớn hay chịu ảnh hưởng của sự xung đột thương mại Mỹ - Trung.

Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 18,8 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 8,9 tỷ USD, giảm 2,7%, chăn nuôi đạt 190 triệu USD, giảm 19,4%, thủy sản đạt 3,6 tỷ USD, giảm 8,6%, lâm sản chính đạt 5,3 tỷ USD, giảm 2,7%.

Khu nhà kính phơi cà phê để phục vụ khâu chế biến của nông dân Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Khu nhà kính phơi cà phê để phục vụ khâu chế biến của nông dân Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm trừ cà phê, gạo, rau... Cũng theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, để đáp ứng nhu cầu thị trường, việc sản xuất nông nghiệp cần điều chỉnh theo hướng tăng cường chế biến, bảo quản và lưu thông linh hoạt. Các nhà máy chế biến cần tăng cường công suất, tập trung phân khúc hàng khô, sơ chế, sản phẩm cấp đông, nước quả cô đặc...

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, công nghiệp chế biến ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên còn nhiều hạn chế và nó tác động đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tính cạnh tranh của sản phẩm vùng này chưa cao, chất lượng không đồng đều, sản phẩm còn đơn điệu. Ngoài ra, năng lực chế biến còn thấp, quy mô doanh nghiệp nhỏ, số doanh nghiệp trung bình mỗi tỉnh chỉ khoảng 70 cơ sở chế biến, trong khi trung bình cả nước là 81 cơ sở/tỉnh. Trình độ chế biến chưa cao, nhiều ngành hàng còn dư địa, tiềm năng nhưng chưa phát triển chế biến như rau quả, thịt...

Hội nghị tổ chức sáng 10/7 tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Hội nghị tổ chức sáng 10/7 tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Trong thời gian tới, cần phải hướng đến đẩy mạnh công nghiệp chế biến. Dự tính, đến năm 2030, công nghiệp chế biến có đủ năng lực chế biến để đảm bảo đầu ra cho sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tổ chức liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất – chế biến và tiêu thụ để nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Đồng thời đầu tư, mở rộng cơ sở chế biến đối với những ngành hàng chưa có hoặc còn thiếu công suất chế biến để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngoài ra cần hướng đến đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý chất lượng tiên tiến vào chế biến, bảo quản. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế cho doanh nghiệp.

Đồng thời, cần giảm thiểu các thủ tục trong các khâu kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn GAP, tận dụng lực lượng lao động tại chỗ thực hiện ngay tại vườn giúp nông dân bán nông sản phục vụ trong nước, xuất khẩu.

Cũng theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiện nay, các cơ quan chức năng đang tổ chức xúc tiến thương mại tại nhiều thị trường như châu Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc...

Minh Hậu

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm