| Hotline: 0983.970.780

Trồng dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng

Thứ Năm 09/07/2020 , 09:47 (GMT+7)

Trên diện tích đất đồi 7ha tại huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) một doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư và trồng thành công 4 loại dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng.

Cây con được trồng trong giá thể trong cả giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Ảnh: Kế Toại.

Cây con được trồng trong giá thể trong cả giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Ảnh: Kế Toại.

Sản xuất khắt khe

Trang trại kể trên nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 80km, nằm tại thôn Đồng Huống, xã Thống Nhất, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Chủ sở hữu trang trại là Cty CP đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh (Hà Nội).

“Tổng đầu tư vào trang trại sản xuất tới nay khoảng 14 tỷ đồng. Thời gian tới, khi các khu vực sản xuất đi vào ổn định, chúng tôi dự kiến sẽ mở rộng hệ thống nhà màng ra toàn bộ 7ha”, ông Lê Xuân Hà, Giám đốc Cty Trường Thịnh chia sẻ.

Ông Lê Xuân Hà, Giám đốc Cty Trường Thịnh cho biết, tổng diện tích khu sản xuất dưa lưới là 7ha, được xây dựng từ năm 2019.

Bước đầu, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng trên diện tích 2ha. Các giống dưa tại đây đều có nguồn gốc từ Nhật Bản, sản xuất hoàn toàn theo công nghệ GlobalGAP.

Theo ông Hà, dưa lưới Nhật Bản vốn là cây trồng giàu dinh dưỡng, thơm ngon.

Tại Nhật Bản, dưa lưới còn là biểu tượng của sự trường tồn và lòng biết ơn. Tuy nhiên, đây cũng là giống cây kỹ tính, đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Chính vì vậy, doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống nhà màng Israel để sản xuất.

Ông Trần Minh Đức, Phó Giám đốc, phụ trách sản xuất tại đây cho biết, dưa lưới Nhật Bản đòi hỏi canh tác trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt về nước, dinh dưỡng, ánh sáng và nhiệt độ. Cây được gieo trồng 100% trong giá thể, trong suốt vòng đời kéo dài khoảng 65 ngày.

Cũng theo ông Đức, hệ thống nhà màng của Cty được thiết kế đặc biệt, đảm bảo các điều kiện tối ưu cho cây. Trong giai đoạn đầu tiên, hạt giống được gieo trong nhà ươm chuyên dụng, sử dụng công nghệ mái cắt nắng và tưới phun sương tự động.

Giai đoạn sau, cây con chuyển sang trồng trong nhà màng để ngăn côn trùng, sâu bệnh. Nhà màng cũng giúp ánh sáng được khuếch tán đồng đều, chống sương nhỏ giọt, giảm nấm sinh bệnh.

Ngoài ra, công nghệ này giúp tùy chỉnh độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng. Cây được cung cấp dinh dưỡng hoàn toàn tự động, có thể điều khiển qua điện thoại thông minh. Điều này giúp cây có thể ra hoa, đậu quả với tỷ lệ đồng đều trên 90%.

Nhà phân phối cùng cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng dưa lưới. Ảnh: Kế Toại.

Nhà phân phối cùng cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng dưa lưới. Ảnh: Kế Toại.

Tại đây, bốn loại dưa đang được sản xuất là: Ichiba, Reiwa, Takeda, Nagoya. Mỗi loại dưa lại có hình dáng, trọng lượng, độ ngọt, màu sác khác biệt… nhằm phục vụ đa dạng hơn thị hiếu người tiêu dùng. Trên mỗi quả dưa trước khi thu hoạch, cán bộ kỹ thuật sẽ kiểm tra chất lượng, độ ngọt, sau đó dán tem truy xuất nguồn gốc với mã Qrcode.

Theo tính toán của Cty Trường Thịnh, mỗi năm, trang trại cung ứng ra thị trường từ 150 – 200 tấn dưa các loại. Tới nay, lứa dưa đầu tiên đã được thu hoạch, số lượng xấp xỉ 7 tấn.

Ông Đức cho biết, số dưa này đã được hệ thống siêu thị của BigC cũng như một số cửa hàng hoa quả nhập về và bán hết. Giá bán lẻ dưa lưới Nhật Bản từ 70 – 75 nghìn đồng/kg.

Thênh thang đầu ra

Vừa qua, dưới sự kết nối của Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội, đã có thêm 2 doanh nghiệp lớn tìm về đây ký kết hợp tác, cam kết tiêu thụ sản phẩm.

Dán tem truy xuất nguồn gốc lên từng quả dưa trước khi thu hoạch. Ảnh: Kế Toại.

Dán tem truy xuất nguồn gốc lên từng quả dưa trước khi thu hoạch. Ảnh: Kế Toại.

Bà Phùng Thị Thu Hương, Tổng Giám đốc Cty CP Thương mại và xuất nhập khẩu GreenPath Việt Nam đánh giá, trang trại có quy mô sản xuất tương đối lớn và đảm bảo chất lượng.

Theo bà Hương, nếu như trước đây, người dân phải ăn dưa lưới Nhật Bản nhập khẩu với giá đắt đỏ. Thì nay, loài dưa này đã sản xuất thành công tại Việt Nam.

Bà Hương đề nghị Cty Trường Thịnh cần hoàn thiện hơn kỹ thuật sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Về lâu dài, cần tìm cách giảm giá thành sản xuất, giúp sản phẩm xâp nhập thị trường sâu và rộng hơn.

“Theo tôi, doanh nghiệp cần chú trọng thị trường nội địa vì tiềm năng rất lớn. Tiến tới có thể đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị lớn như Aeon Mall hay Lotte. Để làm sao người dân Việt Nam có thể tiếp cận, sử dụng những sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm”, vị này chia sẻ.

Sản phẩm dưa lưới Reiwa sản xuất tại trang trại. Ảnh: Kế Toại.

Sản phẩm dưa lưới Reiwa sản xuất tại trang trại. Ảnh: Kế Toại.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thái Hoàng, Tổng Giám đốc Cty CP Tập đoàn Bữa ăn an toàn tỏ ra ấn tượng với quy mô cũng như công nghệ sản xuất tại trang trại. Ông Hoàng cam kết sẽ đồng hành, đưa sản phẩm dưa lưới Nhật Bản tới gần hơn người tiêu dùng.

“Từ nay tới cuối năm 2020, chúng tôi sẽ có khoảng 20 siêu thị thực phẩm mở cửa. Trên mỗi gian hàng, tôi rất mong sản phẩm dưa lưới Nhật Bản sẽ xuất hiện”, ông Hoàng bật mí.

Cty Trường Thịnh cho biết, trong tương lai, sẽ xây dựng kế hoạch đưa dưa lưới Nhật Bản xuất ngược lại đất nước này cũng như các thị trường khó tính như Singapore, Hồng Kông, Châu Âu. Bên cạnh đó, sẽ chế biến sâu các sản phẩm như nước ép, kem, hoa quả sấy… từ loại dưa này.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất