2023: Nông nghiệp Việt Nam tạo nhiều bước đột phá

2023: Nông nghiệp Việt Nam tạo nhiều bước đột phá; Đổi mới tư duy, phát triển hệ thống khuyến nông ‘đa phương thức, đa giá trị'; Chủ động nguồn nước gieo cấy vụ xuân 2024.

Quỳnh Anh  | 

2023: Nông nghiệp Việt Nam tạo nhiều bước đột phá

Tự động

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • 2023: Nông nghiệp Việt Nam tạo nhiều bước đột phá
  • Đổi mới tư duy, phát triển hệ thống khuyến nông ‘đa phương thức, đa giá trị'; Chủ động nguồn nước gieo cấy vụ xuân 2024
  • Bàn giao 20 tấn giống lúa chất lượng cao cho người dân
  • Chanh leo tăng giá trị nhờ quản lý dịch hại tổng hợp
  • Vĩnh Phúc: Khoảng 20% hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung
  • Diêm dân Bạc Liêu bắt tay vào vụ muối mới

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • 2023: Nông nghiệp Việt Nam tạo nhiều bước đột phá

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính - trụ sở Bộ NN-PTNT tại Hà Nội - đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng thành công của toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và nhấn mạnh, trải qua giai đoạn đầy biến động, ngành nông nghiệp đã vượt cơn gió ngược, thu được nhiều kết quả đáng trân trọng. Ngành nông nghiệp Việt Nam từ bị động, lúng túng đã chuyển trạng thái sang chủ động, tự tin, sáng tạo, đưa ra nhiều sáng kiến để xoay chuyển tình thế. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi

Phó Thủ tướng Chính phủTrần Lưu Quang vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể của Đề án là Phát triển một số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô tập trung, công nghiệp với thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa. Bảo đảm tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030. Phát triển một số cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi có quy mô, công nghệ, quản lý ngang tầm khu vực và thế giới. Bảo đảm tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt tương ứng từ 25 - 30% năm 2025 và từ 40 - 50% vào năm 2030. Cùng với nhiều mục tiêu liên quan tới tốc độ tăng giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi chế biến, trình độ công nghệ, phát triển thị trường…

  • Đổi mới tư duy, phát triển hệ thống khuyến nông ‘đa phương thức, đa giá trị’

Cũng trong tuần qua, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2023, ngoài 13 tỉnh tham gia Đề án thí điểm triển khai Tổ khuyến nông cộng đồng, cả nước đã có thêm 30 tỉnh thành lập các tổ khuyến nông cộng đồng với tổng số khoảng 3.500 tổ. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam ghi nhận và đánh giá cao những kết quả ngành khuyến nông đã đạt được trong năm 2023, đồng thời đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các địa phương phải tiếp tục đổi mới tư duy và phát triển theo hướng “Khuyến nông đa phương thức, đa giá trị”. Đồng thời, sớm hoàn thiện dự thảo, trình Bộ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 và tổ chức thực hiện.

  • Chủ động nguồn nước gieo cấy vụ xuân 2024

Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa vừa có Công văn  về việc đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy vụ Xuân năm 2024. Theo đó, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 285/610 hồ chứa đầy nước, các hồ chứa nước còn lại thấp hơn mực nước dâng bình thường. Để bảo đảm nguồn nước phục vụ công tác tưới và chống hạn cho vụ Xuân năm 2024 trên địa bàn tỉnh, Sở NN-PTNT đề nghị Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 3 phối hợp chặt chẽ với các nhà máy thủy điện Cửa Đạt, Dốc Cáy thực hiện phát điện theo nhu cầu cấp nước sinh hoạt và cấp nước tưới cho cây trồng. Đồng thời, duy trì ổn định mực nước trên các hệ thống kênh Bái Thượng, Bắc sông Chu - Nam sông Mã để phục vụ công tác tưới và chống hạn.

  • Bàn giao 20 tấn giống lúa chất lượng cao cho người dân

Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức bàn giao 20 tấn giống lúa chất lượng cao là Hoà Phát 3 và giống lúa lai MHC2 cho 21 xã, thị trấn trên địa bàn. Đây là những giống lúa có nhiều ưu thế vượt trội, đảm bảo năng suất, chất lượng tốt và cũng là sản phẩm độc quyền được nhà sản xuất ký kết riêng với Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Sơn. Được biết, bắt đầu vụ xuân năm 2024, Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi Hương Sơn đảm nhận kiểm soát chặt chẽ đầu vào của các loại giống lúa, kiểm soát chất lượng lúa giống, tỷ lệ nảy mầm, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho người dân trên địa bàn.

  • Chanh leo tăng giá trị nhờ quản lý dịch hại tổng hợp

Được Bộ NN-PTNT giao thực hiện dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên chanh leo gắn với tiêu thụ sản phẩm cho các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên”, từ năm 2021-2023, Viện Bảo vệ thực vật triển khai dự án với quy mô 15 ha, cho 15 hộ dân tại một số xã của huyện Ia Grai, huyện Chư Sê và TP. Pleiku tỉnh Gia Lai. Đến nay, sau 3 năm, mô hình đã mang lại những kết quả tích cực khi năng suất chanh leo đạt 30-35 tấn/ha, tỷ lệ bệnh do virus sau trồng 6 tháng thấp.  Ngoài ra, giá trị kinh tế của chanh leo cũng tăng lên rõ rệt khi trong năm 2021, người dân tham gia mô hình có tổng thu gần 590 triệu đồng/ha, lãi ròng hơn 440 triệu đồng, cao hơn so với ngoài mô hình gần 140 triệu đồng và đến năm 2023, tổng thu trên 325 triệu đồng/ha, lãi ròng gần 185 triệu đồng.

  • Vĩnh Phúc: Khoảng 20% hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung

Nhằm góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc luôn ưu tiên thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn, nhất là ở khu vực miền núi, khu vực còn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng 44 công trình cấp nước tập trung nông thôn, giao các doanh nghiệp tham gia đầu tư 3 công trình. Cùng với đó, UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án cấp nước cho khu vực nông thôn do các doanh nghiệp đầu tư, khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp tham gia cấp nước cho khu vực nông thôn. Tuy nhiên, xét về tiêu chí tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung của tỉnh đạt khoảng 20%, thấp hơn nhiều so với các tỉnh trong vùng…

  • Diêm dân Bạc Liêu bắt tay vào vụ muối mới

Sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt, hiện diêm dân ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu đã bắt tay vào thực hiện một số công đoạn chuẩn bị cho vụ mùa muối mới. Các đồng muối đang được diêm dân be bờ, tiến hành làm sân, trải bạt, lên nước, nếu không có gì thay đổi thì trong vòng vài tuần tới sẽ có muối kết tinh và cho thu hoạch.  Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải cho biết, vụ muối năm 2022 - 2023 toàn huyện đã sản xuất được trên 25.200 tấn muối, năng suất bình quân mỗi ha đạt 19,55 tấn, giá bán ra đối với muối trắng là từ 2.400 đồng đến 2.800 đồng mỗi kg, còn muối đen từ 1.500 đồng đến 2.200 đồng một kg.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, năm 2023, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có những thuận lợi và thách thức đan xen, trong đó, đặc biệt khó khăn về thị trường xuất khẩu lâm sản và thủy sản. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, ngành nông nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện, thể hiện nổi bật ở nhiều mặt và lĩnh vực trong năm qua. Bên cạnh đó, ngành cũng có một số bước tiến trong xây dựng nông thôn mới, đổi mới tổ chức sản xuất, thực hiện chuyển đổi số, kịp thời làm việc với các hội, hiệp hội tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân. Khẳng định những đóng góp của ngành NN-PTNT đối với kinh tế - xã hội của đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ:

Băng

Qufynh Anh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

2023: Nông nghiệp Việt Nam tạo nhiều bước đột phá

2023: Nông nghiệp Việt Nam tạo nhiều bước đột phá; Đổi mới tư duy, phát triển hệ thống khuyến nông ‘đa phương thức, đa giá trị'; Chủ động nguồn nước gieo cấy vụ xuân 2024.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã