| Hotline: 0983.970.780

Hoàn thiện cơ chế bảo vệ, quản lý và khai thác đất lâm nghiệp

Thứ Tư 31/07/2024 , 11:29 (GMT+7)

Ngày 31/7, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai phổ biến pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc tại Nghị định số 91/2024/NĐ-CP

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị phát biểu, đây là Nghị định có phạm vi áp dụng rất rộng, đối tượng liên quan rất đa dạng và nhiều nội dung khó. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị phát biểu, đây là Nghị định có phạm vi áp dụng rất rộng, đối tượng liên quan rất đa dạng và nhiều nội dung khó. Ảnh: Bảo Thắng.

Hiện nay, ngành lâm nghiệp cả nước đã được Quốc hội quy hoạch với tổng diện tích đất là 15,85 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là trên 14,8 triệu ha, gồm rừng đặc dụng: 2,2 triệu ha; rừng phòng hộ: 4,6 triệu ha và rừng sản xuất trên 7,9 triệu ha; còn lại khoảng 1 triệu ha đất trống.

Để quản lý, khai thác đúng mục đích, đạt hiệu quả cao diện tích này, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành 65 văn bản quy phạm pháp luật đối với lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó có 1 luật (Luật Lâm nghiệp được Quốc hội khóa 14 ban hành ngày 16/11/2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019); có 16 Nghị định; còn lại là các Thông tư và Quyết định của Bộ trưởng.

Từ đầu năm đến nay, Bộ NNPTNT cũng đã tham mưu và được Chính phủ ban hành 6 Nghị định, riêng lĩnh vực lâm nghiệp là 4 Nghị định.

Đối với Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị phát biểu, đây là Nghị định có phạm vi áp dụng rất rộng, đối tượng liên quan rất đa dạng và nhiều nội dung khó nên Bộ NN-PTNT đã 4 lần lấy ý kiến tư vấn Chính phủ; và có tới 18 báo cáo tiếp thu, giải trình, tương ứng với 19 lần chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Nghị định.

Tại Hội nghị, ngoài việc phổ biến, giới thiệu một số điểm mới của Nghị định, các đại biểu ở các địa phương đã có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng sau khi triển khai thực hiện Nghị định trong gần 2 tuần qua.

Theo phó Giám đốc sở NN-PTNT Phú Thọ, Nghị định số 91/2024/NĐ-CP đã giúp địa phương tháo gỡ nhiều khó khăn về quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có sự đồng nhất về thẩm quyền quản lí rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng. Ngoài ra, thủ tục hành chính giữa giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng còn nhiều bất cập.

Đáp lại câu hỏi của đại diện các địa phương, Bộ NN-PTNT cùng các đơn vị như Cục Lâm nghiệp; Cục Kiểm lâm và Vụ Pháp chế đã lắng nghe ý kiến, kiến nghị, đồng thời giải thích cụ thể những ý kiến của các đại biểu xung quanh nội dung của Nghị định này.

Ngày 31/7, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai phổ biến pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc trong Nghị định số 91/2024/NĐ-CP. Ảnh: Bảo Thắng.

Ngày 31/7, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai phổ biến pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc trong Nghị định số 91/2024/NĐ-CP. Ảnh: Bảo Thắng.

Đồng thời, nhấn mạnh nội dung mới của Nghị định gồm 7 nội dung chính, bao gồm: Bổ sung quy định về điều chỉnh tăng, giảm diện tích các loại rừng; quản lý hoạt động sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; chuyển loại rừng; chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ và phát triển bền vững; dịch vụ môi trường rừng và các quy định chuyển tiếp.

Trên cơ sở đó, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo khẳng định, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2024/NĐ-CP đã dựa trên quy định của Luật Lâm nghiệp và bất cập từ thực tiễn để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các pháp luật của Việt Nam cũng như có thể tháo gỡ khó khăn trong thủ tục hành chính và quy chế quản lí rừng.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị cũng rất mong muốn các địa phương vừa tổ chức thực hiện, vừa tiếp tục truyền thông tới tất cả các đối tượng có liên quan để thực hiện Nghị định được hiệu quả nhất.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.