Bản tin Lâm nghiệp ngày 12/6/2024: Phát triển rừng sa mộc tại huyện biên giới

Bảo vệ và phát triển rừng sa mộc tại huyện biên giới; Cháy lớn tại Vườn quốc gia Tràm Chim; Nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tăng dần qua từng năm.

Quỳnh Anh  | 15:52 12/06/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 12/6/2024: Phát triển rừng sa mộc tại huyện biên giới

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 12/6/2024: Cháy lớn tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Cháy lớn tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Thưa quý vị và bà con, khoảng 12h trưa hôm qua, Vườn quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp xuất hiện đám cháy rừng lớn, thiêu rụi nhiều diện tích cây ăn trái và rừng tràm. Theo thông tin ban đầu, đám cháy phát ra từ khu bảo tồn các sinh cảnh đất ngập nước là nơi các loài chim quý cư trú, kiếm ăn tại phân khu A1 trong Vườn quốc gia Tràm Chim. Ngay khi phát hiện cháy, các ban ngành, quân đội và cùng lực lượng phòng phóng cháy rừng của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp huy động hơn 200 người tham gia chữa cháy rừng. Đặc biệt lực lượng chữa cháy đã dùng nước để phong tỏa đám cháy, cố gắng khu biệt hỏa hoạn, ngăn lửa cháy lan nhằm bảo vệ diện tích rừng tràm còn lại ở Vườn quốc gia.

  • Bảo vệ và phát triển diện tích rừng sa mộc tại huyện biên giới

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, Mường Khương là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lào Cai. Với địa hình đồi núi dốc, nhiệt độ mùa đông thường rất thấp, nên diện tích rừng cây sa mộc chiếm tỷ lệ lớn tới gần 70%. Huyện Mường Khương đang có kế hoạch tăng cường bảo vệ diện tích rừng sa mộc hiện có để làm cây biểu tượng của địa phương. Được biết, để mở rộng diện tích rừng sa mộc, từ năm 2014, huyện Mường Khương đã gieo ươm hơn 100 kg hạt giống cây này để triển khai trồng 200 ha rừng phòng hộ và 200 ha rừng sản xuất. Theo kế hoạch, trong năm nay, huyện sẽ trồng thêm 300 ha rừng và triển khai giao khoán bảo vệ hơn 20 nghìn ha rừng tái sinh, trong đó nhiều diện tích là rừng sa mộc.

  • Kiểm lâm Quảng Trị phát huy vai trò nòng cốt trong bảo vệ rừng

Về lĩnh vực phát triển lực lược nòng cốt bảo vệ rừng, Ngày 10/6/1974, Hạt Kiểm lâm khu vực Vĩnh Linh - tiền thân của Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị được thành lập. Từ buổi đầu chỉ có 1 hạt kiểm lâm, đến nay Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị đã có 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 8 hạt kiểm lâm, 1 đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, 2 trạm kiểm lâm trực thuộc chi cục, 15 trạm kiểm lâm khu vực. Trải qua 50 năm, lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị không ngừng lớn mạnh, trưởng thành và đã phát huy tốt vai trò lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong công tác quản lý bảo vệ và thực thi pháp luật về bảo vệ phát triển rừng. Đến nay, tổng diện tích có rừng trên địa bàn tỉnh đạt trên 248 nghìn ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 49%.

  • Nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tăng dần qua từng năm

Trong lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng, được thành lập từ năm 2009, trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La đã luôn làm tốt công tác thu, chi đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Nếu như năm 2010, thu dịch vụ môi trường rừng chỉ đạt trên 115 tỷ, thì đến năm năm 2023 đã tăng lên 224 tỷ đồng, xếp thứ 5 toàn quốc. Tổng thu 15 năm đạt gần 2.300 tỷ đồng, trung bình mỗi năm trên 150 tỷ đồng; riêng giai đoạn 2019-2023 đạt bình quân 235 tỷ đồng/năm. Nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng tăng dần qua từng năm. Nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng tăng dần qua từng năm. Theo đó, năm 2009 đơn giá chi trả bình quân toàn tỉnh chỉ đạt 100.000 đồng/ha/năm, nhưng đến năm 2023 đã lên 360.000 đồng/ha/năm, tăng gấp hơn 3 lần.

  • Thả 7 động vật nằm trong sách đỏ về tự nhiên

Trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, Vườn quốc gia Chư Yang Sin cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Krông Bông và Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng Đắk Lắk tổ chức thả 7 cá thể động vật hoang dã, quý hiếm về với tự nhiên tại tiểu khu 1187 thuộc Vườn quốc gia Chư Yang Sin. Bảy cá thể này được Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng Đắk Lắk tiếp nhận từ các cơ quan, chức năng trong tỉnh Đắk Lắk vận động người dân tự nguyện giao nộp. Đây là những động vật hoang dã, quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam. Qua một thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng, toàn bộ cá thể động vật trên đều khỏe mạnh, bảo đảm sống trong môi trường tự nhiên.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 12/6/2024: Phát triển rừng sa mộc tại huyện biên giới

Bảo vệ và phát triển rừng sa mộc tại huyện biên giới; Cháy lớn tại Vườn quốc gia Tràm Chim; Nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tăng dần qua từng năm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024
Thời sự

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024; Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên - Huế.

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024