Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/6/2024: Nhiều rừng hồi nhiễm bệnh chưa có thuốc phòng ngừa

Nhiều rừng hồi nhiễm bệnh chưa có thuốc phòng ngừa; Việt Nam đứng thứ tư thế giới về số lượng dự án Cơ chế phát triển sạch; Trồng quế thu lợi nhuận 40 triệu đồng/ha/năm.

Quỳnh Anh  | 18:23 14/06/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/6/2024: Nhiều rừng hồi nhiễm bệnh chưa có thuốc phòng ngừa

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/6/2024: Nhiều rừng hồi nhiễm bệnh chưa có thuốc phòng ngừa

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Việt Nam đứng thứ tư thế giới về số lượng dự án Cơ chế phát triển sạch

Thưa quý vị và bà con, đến nay, Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về số lượng dự án triển khai theo Cơ chế phát triển sạch, với 258 dự án được Ban điều hành Cơ chế phát triển sạch phê duyệt và 13 chương trình hoạt động theo Cơ chế phát triển sạch, tiềm năng gần 140 triệu tấn CO2 tương đương trong thời hạn tín chỉ. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NN-PTNT, mỗi năm Việt Nam có thể bán ra thị trường thế giới 57 triệu tín chỉ carbon, điều này cho thấy tiềm năng rất lớn từ nguồn thu này. Để thúc đẩy phát triển thị trường carbon ở Việt Nam, hiện nay, Chính phủ đang xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon để thí điểm vào năm 2025, tiến tới vận hành chính thức vào năm 2028.

  • Nhiều rừng hồi bị nhiễm bệnh chưa có thuốc phòng ngừa

Cây hồi được người dân ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trồng cách đây nhiều năm với diện tích lớn nhằm phát triển kinh tế gia đình, địa phương. Tuy nhiên, từ vài năm nay nhiều diện tích hồi bị bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ thu nhập của người dân. Hiện Thạch An là địa phương có diện tích trồng cây hồi lớn nhất tỉnh Cao Bằng, đến hết năm 2023 trồng được 2.900 ha. Riêng xã Vân Trình có hơn 468 ha và cũng là xã có diện tích cây hồi bị nhiễm bệnh lớn nhất trong toàn huyện Thạch An. Theo người dân địa phương, cây hồi bị bệnh nấm gây rụng lá, đốm lá ở rừng hồi nơi đây giống với nấm bệnh ở các tỉnh như Lạng Sơn, Bắc Kạn. Vậy nhưng loại nấm này hiện vẫn chưa được cơ quan chức năng phân tích, xác định chủng loại và thuốc phòng ngừa.

  • Nghệ An cảnh báo nguy cơ cháy rừng đến cấp cực kỳ nguy hiểm

Thông tin cảnh báo cháy rừng, thưa quý vị, do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025 cảnh báo cấp cháy rừng trên các khu vực rừng địa bàn tỉnh Nghệ An từ ngày 12/6/2024 đến ngày 19/6/2024: Từ cấp III - cấp cao đến cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm. Để chủ động ứng phó, hạn chế, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Ban chỉ đạo đề nghị các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng, triển khai tốt công tác cảnh báo, chủ động các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng.

  • Trồng quế thu lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/ha/năm

Về nội dung phát triển kinh tế lâm nghiệp, Bình Liêu là huyện miền núi nằm ở phía đông tỉnh Quảng Ninh, sở hữu 18.000ha rừng phòng hộ, 22.000ha rừng sản xuất. Nhờ công tác quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng, nhiều hộ dân ở đây đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu nhờ kinh tế rừng, đặc biệt là các sản phẩm từ cây quế. Theo Phòng NN-PTNT huyện Bình Liêu, ước tính tổng giá trị kinh tế 1ha quế trồng được khoảng 15 năm đạt 580 triệu đồng từ việc tỉa thưa để thu cành, lá, vỏ và từ việc khai thác năm cuối thu cành, lá, vỏ, thân gỗ, ngoài ra còn các sản phẩm phụ như hạt giống... Lợi nhuận trung bình người dân trồng quế thu được ước tính đạt khoảng 40 triệu đồng/ha/năm, cao gấp hơn 2 lần so với trồng cây gỗ khác.

  • Áp dụng chuyển đổi số hỗ trợ bảo vệ rừng

Trong lĩnh vực chuyển đổi số về lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng. Trong đó, diện tích rừng dễ cháy gần 5.000 ha. Trong 2 năm vừa qua, việc áp dụng chuyển đổi số vào công tác Phòng cháy chữa cháy rừng được đơn vị đặc biệt ưu tiên. Theo đó, Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố đã huy động nguồn xã hội hóa từ nhân dân lắp đặt thêm camera tại các cửa rừng. Đến nay các xã trọng điểm có diện tích rừng nguy cơ dễ cháy lớn cơ bản đã có camera giám sát tại cửa rừng. Điều này không chỉ giúp chủ rừng phát hiện sớm điểm phát lửa; huy động lực lượng chữa cháy kịp thời mà còn hỗ trợ công tác điều tra, truy tìm đối tượng gây cháy rừng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/6/2024: Nhiều rừng hồi nhiễm bệnh chưa có thuốc phòng ngừa

Nhiều rừng hồi nhiễm bệnh chưa có thuốc phòng ngừa; Việt Nam đứng thứ tư thế giới về số lượng dự án Cơ chế phát triển sạch; Trồng quế thu lợi nhuận 40 triệu đồng/ha/năm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng