Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/7/2024: Rừng FSC thiếu kinh phí xin đánh giá lại
Rừng FSC thiếu kinh phí xin đánh giá lại; 34 Vườn quốc gia thuộc hệ thống rừng đặc dụng có ‘hộ chiếu’; Công tác bảo vệ rừng gặp khó do thiếu cán bộ chuyên trách.
Quỳnh Anh | 16:20 17/07/2024
Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/7/2024: Rừng FSC thiếu kinh phí xin đánh giá lại
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp
- 34 Vườn quốc gia thuộc hệ thống rừng đặc dụng có ‘hộ chiếu’
Thưa quý vị và bà con, mới đây, Bộ NN&PTNN phối hợp với Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCoViệt Nam đã khởi động sáng kiến Hộ chiếu Vườn quốc gia. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam triển khai sáng kiến này, với mục tiêu tạo cơ chế thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Trong giai đoạn đầu, Hộ chiếu Vườn quốc gia được áp dụng tại 34 vườn quốc gia thuộc hệ thống rừng đặc dụng có hoạt động du lịch. Khách du lịch trong nước và quốc tế có thể sở hữu hộ chiếu bằng hình thức bản giấy hoặc hộ chiếu điện tử. Du khách sở hữu hộ chiếu cũng sẽ có cơ hội nhận được các ưu đãi, giải thưởng khi đặt chân đến các vườn quốc gia và đáp ứng đủ các điều kiện theo yêu cầu.
- Rừng FSC thiếu kinh phí xin đánh giá lại
Trong lĩnh vực phát triển rừng, Hiện đã hết 5 năm được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế FSC theo chu kỳ chứng nhận nhưng hơn 1.400 ha rừng trồng theo tiêu chuẩn của Hợp tác xã Tiến Huy, xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang chưa thể được đánh giá lại. Ông Nịnh Văn Lìn, trưởng nhóm FSC xã Tiến Bộ chia sẻ, 5 năm triển khai thực hiện trồng rừng theo tiêu chuẩn, ông và người dân xã Tiến Bộ đã học được rất nhiều, từ kỹ thuật trồng, bảo vệ đất, cây rừng…Tuy nhiên thời điểm hợp tác xã thực hiện đúng vào đại dịch Covid bùng phát khiến cho việc tiêu thụ gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn gặp khó khăn. Sau 1 chu kỳ trồng FSC hợp tác xã Tiến Huy đang phải gánh lỗ khoảng 600 triệu đồng, chưa kể tiền hỗ trợ từ Nhà nước nên việc tái đầu tư để đánh giá và xin cấp lại chứng nhận FSC đành phải gác lại.
-
Công tác bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn do không có cán bộ chuyên trách
Về hoạt động xử lí vi phạm trong lâm nghiệp, Theo thống kê của địa phương, 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã xảy ra 9 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp gây thiệt hại 1.300 m2 rừng, gần 28 m3 gỗ tròn, 75.800 kg củi. Tuy nhiên, theo UBND xã Ia Mơ, hiện xã không có cán bộ chuyên trách được đào tạo về quản lý, bảo vệ rừng trong khi lâm phần do UBND xã được giao quản lý rộng và tiếp giáp nhiều địa phương. UBND xã đã thuê lao động phổ thông tại chỗ để thực hiện công việc quản lý, bảo vệ rừng. Lực lượng này đã cố gắng hết sức trong thực hiện nhiệm vụ nhưng không được sử dụng các công cụ hỗ trợ trong công việc nên gặp nhiều khó khăn.
- Mời thuê dịch vụ môi trường rừng phát triển du lịch sinh thái
Với nội dung phát triển du lịch sinh thái rừng, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kan có diện tích hơn 4.155ha. Khu bảo tồn này có 670 loài thực vật bậc cao và nhiều loài động vật có tên trong sách đỏ. Theo đề án được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc sẽ xây dựng 5 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí với tổng số 9 tuyến du lịch. Tổng mức đầu tư khái toán của đề án hơn 330 tỷ đồng. Mới đây, Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc đã phát thông báo mời thuê dịch vụ môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn.
-
Bảo vệ rừng lim hàng trăm năm tuổi
Trong lĩnh vựcbảo vệ rừng cây cổ thụ, Xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, trước đây có tên gọi Quỳ Lăng là địa phương có rừng lim bạt ngàn hiếm có trên địa bàn Nghệ An do ông cha trồng từ hàng trăm năm trước. Đáng tiếc, tình trạng cây lim trên địa bàn xã Lăng Thành chết ngày càng nhiều. Trong tháng 9 năm 2023, UBND xã đã thành lập tổ kiểm tra, kiểm đếm tại 50 hộ nhận vườn thì có 146 cây lim bị chết chưa rõ nguyên nhân. Để bảo vệ tốt rừng lim Quỳ Lăng, UBND xã Lăng Thành cho rằng, ngành kiểm lâm, lâm nghiệp, cùng các ban ngành liên quan cần có giải pháp kịp thời khắc phục hậu quả chồng chéo giữa rừng đặc dụng hay sản xuất và phòng hộ trong công tác quản lý. Xác minh lại nguồn gốc quyền sử dụng đất, rừng trồng, rừng phòng hộ để có biện pháp quản lý chặt chẽ trong công tác quản lý rừng.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/7/2024: Rừng FSC thiếu kinh phí xin đánh giá lại
Rừng FSC thiếu kinh phí xin đánh giá lại; 34 Vườn quốc gia thuộc hệ thống rừng đặc dụng có ‘hộ chiếu’; Công tác bảo vệ rừng gặp khó do thiếu cán bộ chuyên trách.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.