Bản tin Lâm nghiệp ngày 2/7/2024: Rừng phòng hộ Bắc Kạn bị chặt phá trái phép

Rừng phòng hộ Bắc Kạn bị chặt phá trái phép; Bắc Trung bộ mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng rừng; Khôi phục rừng ngập mặn nhờ mô hình sản xuất đa canh.

Quỳnh Anh  | 15:29 02/07/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 2/7/2024: Rừng phòng hộ Bắc Kạn bị chặt phá trái phép

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 2/7/2024: Rừng phòng hộ Bắc Kạn bị chặt phá trái phép

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Các tỉnh Bắc Trung bộ mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng rừng

Thưa quý vị và bà con, xác định rừng là thành tố quan trọng trong những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian qua, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích mô hình thích ứng, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng rừng. Cùng với mở rộng diện tích trồng rừng, nhiều địa phương ở Bắc Trung Bộ đã chuyển đổi phương thức phát triển rừng theo hướng bền vững. Đơn cử, tỉnh Hà Tĩnh có diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 60% tổng diện tích đất tự nhiên. Để ứng phó với thời tiết cực đoan, phát huy thế mạnh đất rừng phát triển kinh tế, người dân triển khai trồng phủ xanh đất trống đồi trọc, nhờ đó, diện tích rừng trồng ở Hà Tĩnh đã và đang không ngừng tăng lên theo từng năm.

  • Rừng phòng hộ tại Bắc Kạn bị chặt phá trái phép

Trong lĩnh vực thực thi pháp luật về lâm nghiệp, Từ khoảng tháng 5, người dân xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn phát hiện có nhiều đối tượng đến phá, múc đất và xây dựng lán trại xâm hại rừng tại địa bàn xã và đã báo cáo chính quyền địa phương. Khoảng 20 ngày trở lại đây, khi người dân trong thôn đi tuần, tiếp tục phát hiện rừng bị xâm phạm. Ngay sau khi biết sự việc, UBND xã Đôn Phong chỉ đạo các đơn vị liên quan đến kiểm tra hiện trường; đồng thời điều tra, xác minh các đối tượng vi phạm. Qua đó, xác định hiện trường có 3 vị trí có tình trạng đào bới, san ủi, phát phá. Diện tích rừng bị chặt phát chủ yếu là rừng nghèo kiệt, là cây vầu, không có cây gỗ bị chặt. Tuy nhiên, các vị trí này đều là rừng phòng hộ, việc chặt phá rừng phòng hộ là bị cấm theo Luật Lâm nghiệp.

  • Khôi phục lại rừng ngập mặn nhờ mô hình sản xuất đa canh

Với hoạt động phục hồi, bảo vệ rừng, Trước đây, diện tích rừng ngập mặn Cà Mau có trên 350.000 ha nhưng hiện chỉ còn chưa đầy 50.000 ha. Do đó, những năm gần đây, Cà Mau đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khôi phục lại rừng và giúp người dân sản xuất đa canh, nổi bật là mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng. Theo đánh giá của ngành chức năng, mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng theo hình thức quảng canh có nhiều ưu điểm. Nếu bố trí 50% đất rừng, 50% đất nuôi thủy sản, mỗi năm có thể thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha. Đến nay toàn tỉnh đã có hơn 30.000 ha nuôi thủy sản dưới tán rừng, trong đó gần 14.000 ha được công nhận nuôi tôm sinh thái. Qua đó, hàng chục nghìn ha đất rừng cũng được khôi phục và trồng mới.

  • Chủ động, kịp thời trong bảo vệ rừng

Còn tại Thanh hóa, Huyện Quan Sơn, có trên 82 nghìn ha rừng, được xác định là vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa nắng nóng. Do đó, ngay từ đầu năm, Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, ban hành đủ, kịp thời các văn bản về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Việc ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh, chế biến lâm sản trái pháp luật được tăng cường thực hiện. Kết quả nổi bật là số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm, Hạt Kiểm lâm Quan Sơn đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 4 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, thu nộp ngân sách hơn 90 triệu đồng. Toàn bộ diện tích rừng của huyện được bảo vệ, phát triển tốt.

  • Người dân mong có đường lâm nghiệp

Về nội dung phát triển kinh tế lâm nghiệp, Theo Phòng NN-PTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, địa phương hiện có trên 20.000 ha keo nguyên liệu, hàng năm thu hoạch trên 4.000 ha keo. Huyện chưa có các tuyến đường lâm nghiệp để phục vụ vận chuyển keo, chủ yếu là do người dân tự mở đường tạm để ô tô loại nhỏ vào chở, sau khi khai thác xong sẽ thuê máy san gạt lại để trồng keo, vì thế, hàng năm chi phí để làm đường tạm chở keo rất tốn kém. Hiện nay, huyện đang thiếu các tuyến đường lâm nghiệp nhỏ kết nối các đường trung tâm xã, với tổng chiều dài trên 250 km. Người dân huyện Quỳ Châu mong muốn được quan tâm hỗ trợ làm các tuyến đường này nhằm phát triển keo nguyên liệu theo hướng bền vững.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 2/7/2024: Rừng phòng hộ Bắc Kạn bị chặt phá trái phép

Rừng phòng hộ Bắc Kạn bị chặt phá trái phép; Bắc Trung bộ mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng rừng; Khôi phục rừng ngập mặn nhờ mô hình sản xuất đa canh.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ