Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/7/2024: Việt Nam - Campuchia hợp tác phát triển lâm nghiệp

Việt Nam – Campuchia hợp tác phát triển lâm nghiệp; Gia Lai mới trồng được hơn 192ha trong kế hoạch trồng 10.000 ha rừng; Tăng hiệu quả trồng rừng nhờ cơ giới hóa.

Quỳnh Anh  | 16:03 22/07/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/7/2024: Việt Nam - Campuchia hợp tác phát triển lâm nghiệp

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/7/2024: Việt Nam – Campuchia hợp tác phát triển lâm nghiệp

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Việt Nam – Campuchia hợp tác phát triển lâm nghiệp

Thưa quý vị và bà con, Cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT cho biết tại Hội nghị Nhóm quan chức cấp cao củaASEAN về Lâm nghiệp lần thứ 27 vừa diễn ra, đoàn Việt Nam đã có cuộc họp với đoàn Campuchia và tổ chức Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác song phương về lâm nghiệp giai đoạn 2024 – 2029. Các lĩnh vực hợp tác chính mà hai bên đã thống nhất gồm: chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, thương mại lâm sản; nghiên cứu khoa học, đào tạo, nâng cao năng lực ở các cấp về lâm nghiệp; bảo vệ rừng bao gồm: phòng chống và kiểm soát cháy rừng; phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới. Hai bên cũng hợp tác về phòng chống khai thác, vận chuyển gỗ và sản phẩm gỗ, săn bắt động vật, thực vật hoang dã trái pháp luật; thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

  • Gia Lai mới trồng được hơn 192ha trong kế hoạch trồng mới 10.000 ha rừng

Trong lĩnh vực trồng rừng, Những năm gần đây, mỗi năm tỉnh Gia Lai trồng mới từ 7.000 - 8.000ha rừng. Theo kế hoạch năm nay, địa phương này đặt mục tiêu sẽ trồng mới 10.000ha, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh mới chỉ có 8/17 địa phương triển khai trồng rừng với diện tích chỉ hơn 192ha. Theo Sở NN&PTNT Gia Lai, có nhiều nguyên nhân khiến diện tích rừng trồng đạt thấp, như nửa đầu năm thời tiết khô, nóng, ít mưa, công tác triển khai trồng rừng gặp khó; mức hỗ trợ cho người dân trồng rừng trên đất lâm nghiệp bị lấn chiếm còn thấp; nhiều đơn vị gặp khó trong hoàn thiện thủ tục pháp lý các dự án trồng rừng sản xuất...

  • Tăng hiệu quả trồng rừng nhờ phương pháp cơ giới hóa

Ngược lại tại Lâm Đồng, Theo Ban Quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, ở lâm phần đơn vị quản lý, có một số khu vực có điều kiện thổ nhưỡng kém không thuận lợi để trồng rừng bằng biện pháp truyền thống. Do đó, đơn vị đã có sáng kiến thử nghiệm trồng rừng bằng phương pháp sử dụng phương tiện cơ giới cuốc lật cải tạo đất trên diện tích đất trống có điều kiện thổ nhưỡng kém. Mô hình trồng rừng mới này sẽ được thực hiện tại vị trí đất cằn cỗi, rậm rạp, khó trồng bằng phương pháp truyền thống. Qua thực tế cho thấy, việc áp dụng trồng rừng theo phương pháp mới giúp nâng cao hiệu quả rõ rệt. Trong đó, diện tích đất được cuốc lật có bề mặt đất tơi xốp, giúp việc trồng cây được nhanh chóng, dễ dàng; đồng thời, cây giống cũng nhanh bén rễ và sinh trưởng rất nhanh so với trước đây.

  • Chuyển biến trong quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp

Về hoạt động phát triển cây giống, Trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn hiện có 710 cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp. Trước đây, phần lớn các hộ sản xuất theo hình thức tự phát, chưa đáp ứng các quy định về sản xuất, kinh doanh giống cây. Trước thực tế này, Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với các đơn vị, địa phương quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, vận động những hộ sản xuất giống cây lâm nghiệp chủ động thực hiện các thủ tục sản xuất, kinh doan. Nhờ đó, từ năm 2022 đến nay, đã có trên 100 cơ sở sản xuất cây giống trên địa bàn huyện Hữu Lũng đề nghị chính quyền cơ sở và Hạt Kiểm lâm huyện hỗ trợ lập hồ sơ thủ tục và đến nay, toàn huyện đã có 26 cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp hoạt động đảm bảo theo quy định.

  • Phát huy thế mạnh từ rừng

Về nội dung phát triển kinh tế đồi rừng, Hiện nay, độ che phủ rừng của xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đạt hơn 70%. Địa phương xác định, trong cơ cấu kinh tế chung thì phát triển lâm nghiệp giữ vai trò là trọng tâm, bởi đất nông nghiệp ít, chỉ khoảng 240ha cấy lúa, diện tích trồng ngô cũng chỉ hơn 200ha, còn rừng trồng khoảng 3.000ha. Để rừng thực sự phát huy được thế mạnh, chính quyền địa phương luôn làm tốt công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Từ năm ngoái đến nay, xã trồng mới và trồng lại được gần 200ha rừng, trong đó chủ yếu là keo, bồ đề và quế. Nhờ trồng rừng, nhiều gia đình ở Vũ Chấn đã không còn thiếu trước hụt sau mà dần có “của ăn của để”, xây dựng được nhà cửa khang trang, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/7/2024: Việt Nam - Campuchia hợp tác phát triển lâm nghiệp

Việt Nam – Campuchia hợp tác phát triển lâm nghiệp; Gia Lai mới trồng được hơn 192ha trong kế hoạch trồng 10.000 ha rừng; Tăng hiệu quả trồng rừng nhờ cơ giới hóa.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thu dịch vụ môi trường rừng năm 2024 ước đạt 3.700 tỷ đồng
Thời sự

Thu dịch vụ môi trường rừng năm 2024 ước đạt 3.700 tỷ đồng; Sắn Bình Định đạt năng suất cao nhưng giá thấp. Nông dân Cà Mau trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm.

Thu dịch vụ môi trường rừng năm 2024 ước đạt 3.700 tỷ đồng
Thời tiết nông vụ ngày 25/12/2024: Bão số 10 gây mưa cho Nam Trung bộ
Thời sự

Từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, bà con cần lưu ý vì ảnh hưởng từ bão số 10 có thể gây mưa lớn cục bộ, cùng với gió mạnh ở ven biển.

Thời tiết nông vụ ngày 25/12/2024: Bão số 10 gây mưa cho Nam Trung bộ