| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam, Campuchia phối hợp bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới

Thứ Sáu 19/07/2024 , 14:19 (GMT+7)

Trong khuôn khổ Hội nghị Nhóm quan chức cấp cao của ASEAN về lâm nghiệp lần thứ 27, Việt Nam và Campuchia đã ký biên bản hợp tác về phát triển lâm nghiệp.

Đại diện đoàn Việt Nam, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng tham gia ký kết. 

Đại diện đoàn Việt Nam, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng tham gia ký kết. 

Từ 18-19/7, Hội nghị Nhóm quan chức cấp cao của ASEAN về lâm nghiệp lần thứ 27 (ASOF 27) được tổ chức tại TP Bogor, tỉnh Tây Java, Indonesia. 

Đây là hội nghị thường niên về lâm nghiệp của các nước Đông Nam Á để chuẩn bị báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 46 (AMAF 46). Đoàn đại biểu của Việt Nam do ông Phạm Hồng Lượng, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp làm Trưởng đoàn.

Tham dự hội nghị có đại diện 9 nước ASEAN, Ban thư ký ASEAN cùng các đối tác như Trung Quốc, Ban thư ký Hiệp định Tổ chức Hợp tác rừng Châu Á (AFoCO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế và Nông lâm Thế giới (CIFOR-ICRAF), Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (EU-FLEGT Program), Chương trình UN-REDD châu Á...

Hội nghị đã tập trung thảo luận và thống nhất 6 nội dung quan trọng. Đó là Chiến lược hợp tác lâm nghiệp ASEAN (2016-2025); Quản lý rừng bền vững khu vực ASEAN; Phát triển lâm sản khu vực ASEAN; Các vấn đề về rừng và biến đổi khí hậu khu vực ASEAN.

Ngoài ra, là hợp tác giữa các nước ASEAN về thực thi Công ước CITES và tăng cường thực thi pháp luật về động vật hoang dã (ASEAN-CITES và WE); Các chương trình, dự án và sáng kiến hợp tác mới trong khu vực ASEAN; và kế hoạch hợp tác với các quốc gia và các tổ chức đối tác của ASEAN.

ASOF 27 có sự tham gia của 9 quốc gia thành viên ASEAN.

ASOF 27 có sự tham gia của 9 quốc gia thành viên ASEAN.

Tại hội nghị, đoàn Việt Nam đã cập nhật về hiện trạng tài nguyên rừng, các chính sách, quy định mới của Việt Nam về lâm nghiệp, đặc biệt là về quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng và thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực lâm nghiệp. Việt Nam cũng chỉ ra các cơ hội, thách thức và các khuyến nghị với hội nghị nhằm tăng cường quản lý rừng bền vững trong khu vực ASEAN.

Trong khuôn khổ hội nghị, đoàn Việt Nam đã họp với Campuchia và tổ chức lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác song phương về lâm nghiệp giai đoạn 2024-2029.

Các lĩnh vực hợp tác chính mà hai bên thống nhất gồm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; Thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, thương mại lâm sản; Nghiên cứu khoa học, đào tạo, nâng cao năng lực ở các cấp về lâm nghiệp; Bảo vệ rừng bao gồm phòng chống và kiểm soát cháy rừng.

Cùng với đó, hai quốc gia láng giềng còn cam kết hỗ trợ nhau phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới; Phòng chống khai thác, vận chuyển gỗ và sản phẩm gỗ, săn bắt động vật, thực vật hoang dã trái phép; Thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Đoàn Việt Nam cũng dành thời gian tiếp xúc, trao đổi với các quốc gia và tổ chức quốc tế là đối tác của Việt Nam để thúc đẩy các hoạt động hợp tác và huy động nguồn lực cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.