Bản tin Lâm nghiệp ngày 24/1/2024: Hơn 16.500 ha cao su bị chết, kém phát triển

Hơn 16.500 ha cao su tại Gia Lai bị chết và kém phát triển; Yên Bái phát hiện và xử lý 100 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; Mở rộng ‘lá chắn’ nơi cửa biển.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 24/1/2024: Hơn 16.500 ha cao su bị chết, kém phát triển

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 24/1/2024: Hơn 16.500 ha cao su bị chết, kém phát triển

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Hơn 16.500 ha cao su tại Gia Lai bị chết và kém phát triển

Thưa quý vị và bà con, năm 2008, Chính phủ và Bộ NN-PTNT đồng ý chủ trương phát triển 100.000 ha cao su tại các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, Gia Lai được chuyển đổi 50.000 ha rừng nghèo sang trồng cao su. Tuy nhiên, sau gần 16 năm thực hiện, diện tích cao su không phát huy hiệu quả ngày một tăng lên. Đến nay, hơn 16.500 ha cao su tại Gia Lai bị chết và kém phát triển, gây lãng phí nguồn lực, tài nguyên và nhiều hệ lụy khác như môi trường, khí hậu, trật tự xã hội... Trước thực trạng này, Sở NN-PTNT Gia Lai đã có báo cáo và tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với tỉnh đánh giá một cách toàn diện chương trình chuyển rừng nghèo sang trồng cao su. Từ đó, có định hướng xử lý phù hợp nhất.

  • Yên Bái phát hiện và xử lý 100 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp

Trong lĩnh vực thực hiện quy định của pháp luật về Lâm nghiệp, với mục tiêu bảo vệ rừng tại gốc, tăng cường kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, thời gian qua tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển, chế biến, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Yên Bái cơ bản được kiểm soát. Trong năm 2023, các lực lượng trong tỉnh đã phát hiện và xử lý 100 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 48 vụ việc so với năm trước. Lực lượng chức năng đã tịch thu hơn 26m3 gỗ các loại và một số phương tiện như máy xúc, cưa xăng… Qua đó đã xử phạt hành chính 92 vụ, khởi tố hình sự 8 vụ việc vi phạm lâm luật. Thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,2 tỷ đồng qua việc phạt hành chính và bán hàng lâm sản tịch thu.

  • Kiên quyết xử lý hành vi đốt, phá rừng để trồng rừng kinh tế

Còn tại Bắc Giang, UBND tỉnh này vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đánGiáp Thìn năm 2024. Trong đó, yêu cầu Sở NN-PTNT chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tăng cường kiểm tra rừng, nhất là khu vực rừng tự nhiên; kiên quyết xử lý kịp thời các hành vi đốt, phá rừng để trồng rừng kinh tế; khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Tham mưu xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân để tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng xảy ra trên diện tích rừng được giao quản lý nhưng không phát hiện, báo cáo, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

  • 'Siết' tuần tra tại Vườn quốc gia Vũ Quang từ bẫy ảnh

Với hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học, tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, thời gian vừa qua, VQG Vũ Quang được dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học – gọi tắt là VFBC tài trợ rất nhiều chương trình hoạt động. Đặc biệt, dự án đã hỗ trợ cho Vườn thành lập hai tổ tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy dựa vào cộng đồng - gọi tắt là CPT. Để phát huy tối đa hiệu quả các chương trình, đến năm 2023, Vườn đã kiện toàn hai tổ thường xuyên giữ được thời gian 13 ngày trong một tháng ở trong rừng phục vụ việc tháo gỡ các bẫy còn sót lại trong rừng, đặc biệt là việc tăng cường các trọng điểm. Qua đó, hỗ trợ Vườn trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cũng như là công tác bảo vệ động vật hoang dã.

  • Mở rộng ‘lá chắn’ nơi cửa biển

Thưa quý vị, những năm qua, tại vùng ven biển Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều dự án được triển khai góp phần mở rộng “lá chắn” nơi cửa biển, tạo ra sinh kế và bảo vệ cuộc sống người dân. Qua liệu thống kê theo các năm, rừng và đất lâm nghiệp tại huyện có những biến đổi rõ nét. Cụ thể, năm 2011, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện là trên 1.200ha thì đến năm 2016, đã tăng lên hơn 1.400ha, năm 2022 tăng lên gần 1.600ha. Năm 2023, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kim Sơn tổ chức ký hợp đồng bảo vệ rừng với 22 hộ nhận khoán, mức hỗ trợ là 450.000 đồng/ha. Các chủ rừng thường xuyên phối hợp với các hộ nhận khoán, Hạt Kiểm lâm Kim Sơn, chính quyền địa phương các xã có rừng thường xuyên tuần tra, kiểm soát không để tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng xảy ra.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 24/1/2024: Hơn 16.500 ha cao su bị chết, kém phát triển

Hơn 16.500 ha cao su tại Gia Lai bị chết và kém phát triển; Yên Bái phát hiện và xử lý 100 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; Mở rộng ‘lá chắn’ nơi cửa biển.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Thời sự

Sớm ban hành đề án về thị trường carbon; Cháy lớn gây thiệt hại hơn 10ha rừng phòng hộ ven biển; Xã hội hóa trồng rừng: Thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây
Thời sự

Hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây; Việt Nam vươn lên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore; Biện pháp chống nóng cho tôm.

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây