Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/1/2024: Hoàn thiện dữ liệu bảo tồn vượn đen má trắng

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu bảo tồn vượn đen má trắng; Có thêm thu nhập từ kéo dài chu kỳ sản xuất và bảo vệ rừng.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/1/2024: Hoàn thiện dữ liệu bảo tồn vượn đen má trắng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/1/2024: Hoàn thiện dữ liệu bảo tồn vượn đen má trắng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Hoàn thiện cơ sở dữ liệu bảo tồn vượn đen má trắng

Thưa quý vị và bà con, Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh là nơi có giá trị sinh học cao với sự hiện diện của nhiều loài đặc hữu cho cả Việt Nam và Lào, trong đó có vượn đen má trắng. Nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn quần thể vượn đen má trắng, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) phối hợp với VQG Vũ Quang thực hiện dự án bảo tồn loài linh trưởng bị đe dọa tuyệt chủng này. Đây là nỗ lực đầu tiên và quan trọng nhất cho loài vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang, hướng tới xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, bao gồm: vị trí, phân bố, cấu trúc đàn, kích thước quần thể; mối đe dọa chính cần can thiệp và giảm thiểu. Sắp tới, CCD tiếp tục triển khai điều tra nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu đầu tiên cho bảo tồn vượn đen má trắng tại Vũ Quang.

  • Có thêm thu nhập từ kéo dài chu kỳ sản xuất và bảo vệ rừng

Trong lĩnh vực phát triển thị trường các bon rừng, Yên Bái có gần 433.600 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên trên 245.580 ha, rừng trồng trên 188.000 ha. Đây là nguồn tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon ra thị trường nước ngoài, đặc biệt đối với rừng tự nhiên, rừng trồng cây gỗ lớn. Ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái cho biết: Thị trường tín chỉ carbon từ rừng yêu cầu người dân kéo dài chu kỳ sản xuất rừng gỗ lớn, làm tốt công tác giữ rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó sẽ có thêm nguồn thu nhập đáng kể hàng năm. Trên cơ sở yêu cầu của Bộ NN-PTNT, tỉnh đã cung cấp đầy đủ số liệu về lâm nghiệp để tính toán phát triển thị trường carbon ở Yên Bái và vùng trung du, miền núi phía Bắc.

  • Công tác phòng chống cháy rừng của các hộ dân hợp đồng trồng rừng đạt 90%

Về công tác bảo vệ rừng mùa khô, hiện nay, tại khu vực rừng phòng hộ Dầu Tiếng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh nguy cơ cháy rừng đang ở mức độ V- mức cực kỳ nguy hiểm nên công tác phòng chống cháy rừng luôn được lực lượng chức năng tập trung cao độ, đồng thời huy động các hộ dân hợp đồng trồng rừng và người dân sinh sống ven rừng tham gia công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng có tổng diện tích hơn 31.000 ha, trong đó có hơn 2.300 hợp đồng trồng rừng, chiếm 27,5% tổng diện tích rừng. Đến nay, công tác phòng chống cháy rừng của các hộ dân hợp đồng trồng rừng đã đạt 90%. Hiện chỉ còn những địa hình trũng, ngập nước, người dân chưa cày úp để phòng chống cháy rừng.

  • Vĩnh Phúc trồng rừng chủ yếu trong vụ Xuân

Đối với hoạt động trồng rừng, năm 2023, diện tích trồng mới rừng tập trung của tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 700 ha, đạt 100,4% kế hoạch, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 49.400 m3, đạt 100% kế hoạch. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, năm 2024, tỉnh phấn đấu trồng mới 600 ha rừng tập trung; sản lượng gỗ khai thác đạt 51.360 m3. Để hoàn thành mục tiêu trồng rừng, tập trung chủ yếu trong vụ Xuân, ngay từ đầu năm, lực lượng kiểm lâm các cấp đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp để đảm bảo chất lượng giống tốt nhất phục vụ trồng rừng trong quý I; phối hợp với chính quyền các địa phương vận động, khuyến khích các chủ rừng khẩn trương thu dọn thực bì, chuẩn bị hiện trường cho vụ trồng mới.

  • Đất cao su bị chết bỏ hoang nhiều dẫn tới tình trạng xâm lấn

Thưa quý vị, theo UBND xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, hiện trên địa bàn xã có gần 5.000 ha trồng cao su trong các dự án chuyển từ rừng nghèo kém hiệu quả, cây không phát triển, còi cọc hoặc chết. Chính vì diện tích đất cao su bị chết bỏ hoang nhiều nên xảy ra tình trạng người dân vào xâm lấn đất của dự án để sản xuất vụ mùa, gây mất an ninh trật tự tại địa bàn. Khoảng 2-3 năm trở lại đây, hầu như năm nào UBND xã cũng phải phối hợp với doanh nghiệp trồng cao su giải quyết tình trạng người dân vào xâm lấn đất để sản xuất.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/1/2024: Hoàn thiện dữ liệu bảo tồn vượn đen má trắng

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu bảo tồn vượn đen má trắng; Có thêm thu nhập từ kéo dài chu kỳ sản xuất và bảo vệ rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 15/5/2024: Cao điểm mùa rùa về đẻ trứng tại Côn Đảo
Thời sự

Cao điểm mùa rùa về đẻ trứng tại Côn Đảo; Xuất khẩu cá tra sang Brazil tăng mạnh về lượng; Cá tự nhiên chết nổi dọc sông Đáy.

Bản tin Thủy sản ngày 15/5/2024: Cao điểm mùa rùa về đẻ trứng tại Côn Đảo
Bản tin Lâm nghiệp ngày 15/5/2024: Sâu đo bùng phát hại rừng keo ở Nghệ An
Thời sự

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An; Xử lý tình trạng tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp; Tây Ninh giảm cấp báo cháy rừng.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 15/5/2024: Sâu đo bùng phát hại rừng keo ở Nghệ An