Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/3/2024: Cà Mau xin hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng

Hạn hán gay gắt, Cà Mau xin hỗ trợ gần 64 tỷ đồng bảo vệ rừng; Bắt giữ xe ô tô bán tải chở gỗ lậu; Phục hồi rừng thông bị chặt phá.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/3/2024: Cà Mau xin hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/3/2024: Cà Mau xin hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Hạn hán gay gắt, Cà Mau xin hỗ trợ gần 64 tỷ đồng bảo vệ rừng

Thưa quý vị và bà con, Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, trong những ngày qua, gió mạnh kèm nắng nóng gay gắt khiến hơn 2/3 diện tích đất rừng của tỉnh này khô cạn, có nguy cơ cháy rất cao. Hiện, địa phương đã có hơn 33.000ha rừng bị khô hạn có nguy cơ xảy ra cháy bất cứ lúc nào. Để nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng, đảm bảo chủ động và hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm tại chỗ để giảm tối đa thiệt hại, UBND tỉnh Cà Mau đã kiến nghị bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ 63,8 tỷ đồng. Đây là kinh phí hỗ trợ để thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2021-2030".

  • Sẵn sàng ứng phó khi có tình huống cháy rừng

Cũng liên quan tới lĩnh vực này, hiện nay, thời tiết tại Sơn La đang có nắng nóng kéo dài, kèm theo gió phơn Tây Nam trên diện rộng. Cùng với đó, bà con nông dân đang phát dọn, đốt nương rẫy để vào vụ trồng cây trên nương, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Hạt Kiểm lâm Thành phố Sơn La đang đẩy mạnh cảnh báo những nguy cơ và hướng dẫn người dân các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, phát huy tối đa lực lượng “4 tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra. Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm TP đã tuyên truyền cho 100% các tổ, bản về quản lý, bảo vệ rừng. Tổ chức 18 hội nghị tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cho gần 1.300 người dân.

  • Bắt giữ xe ô tô bán tải chở gỗ lậu ở Quảng Bình

Với hoạt động xử lý vi phạm về lâm nghiệp, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo, tỉnh Quảng Bình vừa hoàn tất hồ sơ theo quy định pháp luật đối với hai đối tượng vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép. Trước đó, ngày 17/3, tại địa bàn bản Bãi Dinh, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, lượng tuần tra Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo tiến hành kiểm tra xe 1 ô tô bán tải và phát hiện trên xe có 15 hộp gỗ, chưa xác định rõ chủng loại có khối lượng khoảng 1,2m3. Tuy nhiên, cả lái xe và người đi cùng đều không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số gỗ này. Hiện, đơn vị đã tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật vi phạm, hoàn chỉnh hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

  • Phục hồi rừng thông bị người dân chặt phá

Trong lĩnh vực phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng, cách đây khoảng 2 năm, huyện Đắk Glong, tỉnh Đăk Nông bắt đầu tổ chức cưỡng chế, giải tỏa hơn 35ha đất rừng dọc quốc lộ 28 trước đây là rừng thông, bị người dân chặt phá lấn chiếm đất để sử dụng trái phép. Hơn 27ha đã được giải tỏa, bàn giao về cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý, trồng lại rừng thông. Ngay trong mùa mưa 2022, toàn bộ diện tích giải tỏa được Công ty Quảng Sơn cải tạo đất, đồng loạt xuống giống trồng thông. Hàng chục nghìn cây thông đã được chủ rừng, các tổ chức đoàn thể huyện Đắk Glong và tỉnh Đắk Nông trồng dọc quốc lộ này. Qua 2 năm sinh trưởng, phần lớn diện tích thông mới được trồng đã xanh tốt. Chiều cao trung bình của cây đạt từ 50 - 70cm, nhiều khu vực cây cao tới 1m.

  • Phát triển cây dược liệu trên đất lâm nghiệp, tăng thu nhập cho người dân

Về hoạt động phát triển kinh tế trên đất Lâm nghiệp, Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên vừa tổ chức hội nghị công bố và triển khai Đề án phát triển cây dược liệu trên đất lâm nghiệp tỉnh giai đoạn 2023-2030, định hướng đến năm 2050. Nguồn vốn để thực hiện đề án là hơn 1.100 tỉ đồng. Mục tiêu của Đề án là phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Phú Yên trong điều kiện phát triển lâm nghiệp nhằm tận dụng hiệu quả tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội. Đến năm 2030, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu tập trung tại các tiểu vùng có điều kiện sinh thái phù hợp lên khoảng 20.000ha, thu hút khoảng 10.000 hộ gia đình tham gia gây trồng và phát triển dược liệu được tạo thêm việc làm, tăng thu nhập từ dược liệu đạt tối thiểu 15% trong kinh tế hộ gia đình.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/3/2024: Cà Mau xin hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng

Hạn hán gay gắt, Cà Mau xin hỗ trợ gần 64 tỷ đồng bảo vệ rừng; Bắt giữ xe ô tô bán tải chở gỗ lậu; Phục hồi rừng thông bị chặt phá.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi