Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/7/2024: Dự báo châu chấu tre tiếp tục hại cây rừng

Dự báo châu chấu tre tiếp tục hại cây rừng; Thoát nghèo, tăng thu nhập từ kinh tế đồi rừng; Nghệ An dự kiến mở hơn 450km đường lâm nghiệp trọng điểm.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/7/2024: Dự báo châu chấu tre tiếp tục hại cây rừng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/7/2024: Dự báo châu chấu tre tiếp tục hại cây rừng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Dự báo châu chấu tre tiếp tục hại cây rừng

Thưa quý vị và bà con, Theo Cục Bảo vệ thực vật, châu chấu tre lưng vàng được dự báo tiếp tục nở, mật độ tăng và gây hại tre, luồng, vầu...  tại khu vực châu chấu sinh sản hàng năm thuộc các tỉnh, thành phố như: Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Lạng Sơn… Những địa phương đã có châu chấu tre lưng vàng phát sinh gây hại cần tổ chức điều tra, theo dõi, phát hiện và xử lý ngay từ khi mới nở, không để lây lan ra diện rộng. Bên cạnh đó, chỉ đạo các xã thông báo tình hình châu chấu tre gây hại cùng các biện pháp chỉ đạo phòng trừ; thông tin tuyên truyền, hướng dẫn chủ rừng và nông dân tăng cường kiểm tra các diện tích rừng vầu, nứa, tre, luồng trên địa bàn; phát hiện và phòng trừ sớm,  báo ngay với cơ quan chuyên môn để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Thoát nghèo, tăng thu nhập từ kinh tế đồi rừng

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, Với tỷ lệ đất lâm nghiệp chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, thời gian qua, người dân xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã phát huy thế mạnh từ kinh tế đồi rừng. Cây Thị hiện có gần 3.300ha rừng, trung bình mỗi năm, xã trồng mới 120-140ha. Để giải quyết đầu ra cho sản phẩm gỗ và tạo việc làm cho người dân, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến lâm sản hoạt động. Trên địa bàn xã hiện có 20 cơ sở chế biến lâm sản, xưởng băm, bóc gỗ đang hoạt động. Hiệu quả kinh tế từ rừng đã và đang góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 7,39%, thu nhập bình quân của người dân đạt 42 triệu đồng/người/năm, tăng 5 triệu đồng so với năm 2022.

  • Nghệ An dự kiến mở hơn 450 km đường lâm nghiệp trọng điểm

Còn tại Nghệ An, Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh chỉ mới có trên 220 km đường lâm nghiệp, các tuyến đường chủ yếu do đường mòn có sẵn, đường do các đơn vị lâm nghiệp làm, một số ít được cấp phối, vào mùa mưa lũ thường xuyên bị sạt lở, hư hỏng. Nghệ An đang quy hoạch phương án phát triển lâm nghiệp tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trong đó, quy hoạch mở các tuyến đường lâm nghiệp trọng điểm khoảng trên 450 km để đáp ứng nhu cầu phát triển. Tiêu chuẩn đường rộng 4,5-5 mét, rải cấp phối những đoạn phục vụ dân sinh.. Hiện nay, một số huyện đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn xây dựng đường nguyên liệu keo.

  • Phú Thọ đặt mục tiêu phát triển nguồn nguyên liệu gỗ bền vững

Về việc thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng; nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Theo Kế hoạch triển khai Đề án do UBND tỉnh Phú Thọ ban hành, địa phương đặt mục tiêu Phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua việc tổ chức thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn; góp phần nâng cao năng suất, giá trị của rừng trồng và giá trị gia tăng của ngành chế biến gỗ; phấn đấu sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 810.000 m3/năm vào năm 2025 và 970.000 m3/năm vào năm 2030; 100% gỗ và sản phẩm gỗ có sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

  • Ghi nhận nhiều động vật quý hiếm tại khu rừng nguyên sinh của Quảng Bình

Thưa quý vị, Được thành lập cách đây 4 năm, Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong nằm về phía Tây-Nam huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, giáp biên giới Việt - Lào và khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, được đánh giá là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học toàn cầu. Theo số liệu thống kê của các nhà khoa học, khu vực này là nơi cư trú của 76 loài thú, 214 loài chim và 671 loài bò sát. Trong đó có rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Việc khảo sát và bẫy ảnh đã phát hiện nhiều loài thú quý hiếm nguy cấp cần bảo tồn. Qua đây, cho thấy Động Châu - Khe Nước Trong rất đa dạng sinh học và là nơi có môi trường sống lý tưởng cho các loại động vật.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/7/2024: Dự báo châu chấu tre tiếp tục hại cây rừng

Dự báo châu chấu tre tiếp tục hại cây rừng; Thoát nghèo, tăng thu nhập từ kinh tế đồi rừng; Nghệ An dự kiến mở hơn 450km đường lâm nghiệp trọng điểm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Nông nghiệp hiện đại sẽ tiến xa khi tận dụng nền tảng công nghệ
Thời sự

Bước sang nửa cuối năm, những thách thức đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp sẽ càng khó khăn, không thể dự báo, đòi hỏi toàn ngành chủ động nhiều giải pháp.

Nông nghiệp hiện đại sẽ tiến xa khi tận dụng nền tảng công nghệ
Bản tin Lâm nghiệp ngày 5/7/2024: Xuất khẩu gỗ, lâm sản thu gần 8 tỷ USD
Thời sự

Xuất khẩu gỗ và lâm sản thu gần 8 tỷ USD; Thiếu đường lâm nghiệp, việc trồng và chăm sóc rừng khó khăn; Hà Tĩnh nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 5/7/2024: Xuất khẩu gỗ, lâm sản thu gần 8 tỷ USD