Bản tin Lâm nghiệp ngày 5/8/2024: Đánh giá kỹ hơn nguyên nhân 12.000ha cao su chết

Đánh giá kỹ hơn nguyên nhân 12.000ha cao su chết; Sơn La chi dịch vụ môi trường rừng 235 tỷ đồng mỗi năm; Khai thác tối đa giá trị rừng nhờ theo tiêu chuẩn FSC.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 5/8/2024: Đánh giá kỹ hơn nguyên nhân 12.000ha cao su chết

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 5/8/2024: Đánh giá kỹ hơn nguyên nhân 12.000ha cao su chết

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Đánh giá kỹ hơn nguyên nhân 12.000ha cao su chết

Thưa quý vị và bà con, tại buổi làm việc với tỉnh Gia Lai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan trong lĩnh vực của ngành nông nghiệp trên địa bàn mới đây, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, với việc hơn 12.000ha cao su bị chết, kém hiệu quả nhưng tỉnh Gia Lai mới có văn bản đề nghị cho phép chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, cây nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội. Điều này chưa thuyết phục. Chúng ta cần có hồ sơ đánh giá kỹ hơn về việc tại sao cao su chết và chết rồi thì phải làm sao. Còn nếu chuyển đổi hơn 12.000ha cao su đó thì sẽ trồng cây gì cho hiệu quả. Sau khi chuẩn bị hồ sơ nghiêm túc, xác định hết thực trạng của vấn đề cao su bị chết, kém phát triển, Bộ NN-PTNT sẽ đồng hành cùng với tỉnh để tháo gỡ những khó khăn này.

  • Hà Nội điều chỉnh thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định về việc phê duyệt, bãi bỏ Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở NN-PTNT Thành phố. Theo Quyết định, đã có danh mục 21 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp được phê duyệt. Cụ thể, 13 quy trình thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, 3 quy trình thuộc thẩm quyền giải quyết chung của cấp tỉnh và cấp huyện, và 5 quy trình thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. UBND Thành phố giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính.

  • Phát triển lâm nghiệp bền vững còn nhiều khó khăn

Trong lĩnh vực thực thi pháp luật về lâm nghiệp, Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lâm Đồng, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn đã được thực hiện thường xuyên và liên tục trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên 6 tháng qua, địa phương có 30 vụ phá rừng và 13 vụ khai thác rừng trái phép. Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn xảy ra. Công tác giải tỏa nhà kính, nhà lưới trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp chưa được thực hiện triệt để. Công việc phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng cũng gặp nhiều khó khăn.

  • Sơn La chia trả dịch vụ môi trường rừng 235 tỷ đồng mỗi năm

Về hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, Với gần 670.000 ha rừng và là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất miền Bắc, Sơn La đã triển khai nhiều chính sách để thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng. Theo đó, địa phương này có hơn 2.000 cộng đồng dân cư, nhóm hộ, tổ chức thôn bản, đang quản lý trên 350.000 ha rừng, chiếm khoảng 54% tổng diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo đại diện Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La, từ khi được thành lập vào năm 2009 đến nay, Quỹ đã phối hợp và ký được 88 hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với 69 đơn vị nội tỉnh và 19 đơn vị liên tỉnh với tổng nguồn thu trên 2.200 tỷ đồng, trung bình mỗi năm trên 150 tỷ đồng, riêng giai đoạn 2019-2023 là 235 tỷ đồng/năm.

  • Khai thác tối đa giá trị rừng nhờ phát triển theo tiêu chuẩn FSC

Nhằm góp phần thay đổi tập quán khai thác keo non của một bộ phận người dân, tỉnh Hà Tĩnh đã khuyến khích bà con tham gia phát triển rừng gỗ lớn đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSCcủa châu Âu. Đơn cử như tại huyện Hương Sơn, từ 2019 đến nay, trên địa bàn có hơn 23.900ha được cấp chứng chỉ FSC, trong đó, 19.900ha rừng tự nhiên và hơn 4.000ha rừng trồng tại 11 xã, với sự tham gia của hơn 1.800 hộ dân. Sau khi được cấp chứng chỉ, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, khai thác tối đa giá trị từ rừng tốt hơn rất nhiều. Rừng được cấp chứng chỉ FSC cũng đồng nghĩa diện tích này đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường, xã hội và kinh tế, sẽ là tiền đề, điều kiện cần thiết để bán tín chỉ các bon trong tương lai.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 5/8/2024: Đánh giá kỹ hơn nguyên nhân 12.000ha cao su chết

Đánh giá kỹ hơn nguyên nhân 12.000ha cao su chết; Sơn La chi dịch vụ môi trường rừng 235 tỷ đồng mỗi năm; Khai thác tối đa giá trị rừng nhờ theo tiêu chuẩn FSC.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời sự

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất; Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sạt lở núi; Đồng Tháp mở rộng mô hình nuôi cá đồng.

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt
Thời sự

Do tác động của Bão số 4, từ nay đến đêm mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 100-300mm, có nơi trên 500mm.

Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt