Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/8/2024: Xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng hơn 20%

Xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng hơn 20%; Nâng cao vai trò của người dân trong bảo vệ rừng; Các vụ xâm hại rừng tại Hà Tĩnh giảm mạnh qua từng năm.

Quỳnh Anh  | 16:43 08/08/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/8/2024: Xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng hơn 20%

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/8/2024: Xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng hơn 20%

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng hơn 20%

Thưa quý vị và bà con, Theo báo cáo củaBộ NN-PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đầu năm nay đạt gần 34,3 tỷ USD, tăng gần 19%, xuất siêu hơn 9,4 tỷ USD, tăng 60% nhờ đóng góp của hầu hết các nhóm hàng. Đáng chú ý, xuất khẩu gỗ và lâm sản thu về hơn 9,4 tỷ USD, tăng hơn 21% so với cùng kỳ. Để ngành gỗ về đích xuất khẩu 15,2 tỷ USD trong năm nay, Cục Lâm nghiệp cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam, thu hút, thúc đẩy xuất khẩu gỗ và lâm sản thông qua việc tổ chức hiệu quả hội chợ, triển lãm. Tiếp tục phối hợp với Cục Phòng vệ Thương mại và các cơ quan liên quan cập nhật thông tin và có những giải pháp hiệu quả để ứng phó với các vụ kiện thương mại.

  • Nâng cao vai trò của người dân trong bảo vệ rừng

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ hiện có hơn 52.000ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có nhiều khu vực giáp ranh với các địa phương trong tỉnh và cả tỉnh khác. Các khu vực giáp ranh có địa hình hiểm trở, nguồn tài nguyên phong phú. Người dân tại các khu vực này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy áp lực lên công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản là rất lớn. Do đó, thời gian qua, chính quyền các xã đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thực hiện ký cam kết giữa xã với các khu dân cư và giữa các khu với từng hộ dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là các hộ sống gần rừng. Đồng thời, địa phương đã giao khoán 319 lô rừng cho 260 hộ, tổ bảo vệ rừng trên địa bàn để nâng cao vai trò trách nhiệm trong bảo vệ rừng và tạo sinh kế cho bà con.

  • Các vụ xâm hại rừng tại Hà Tĩnh giảm mạnh qua từng năm

Tại Hà Tĩnh, Chi cục Kiểm lâmđịa phương cho biết, nhờ sự vào cuộc tập trung, quyết liệt, kiên trì, hiệu quả của toàn lực lượng nên những năm gần đây, các vụ xâm hại rừng trên địa bàn đã được phát hiện sớm, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm mạnh qua từng năm. Theo tổng hợp, trong giai đoạn 2017-2023, bình quân Kiểm lâm Hà Tĩnh đã phát hiện, xử lý khoảng 259 vụ vi phạm/năm, giảm 277 vụ/năm so với giai đoạn 2011 - 2016. Riêng 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý 68 vụ vi phạm, giảm 36 vụ so với cùng kỳ năm ngoái, tịch thu hơn 55 m3 gỗ, gần 28 kg động vật rừng và nhiều tang vật khác.

  • Thái Nguyên phát triển quế thành cây trồng chủ lực

Về lĩnh vực phát triển kinh tế lâm nghiệp, Theo đề án phát triển cây trồng chủ lực của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, cây quế được xác định là một trong sáu sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Cụ thể, địa phương này phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng quế đạt 6.500 ha, năm 2030 đạt 11.500 ha. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên cho hay, phát triển bền vững đầu tiên sẽ cần vùng nguyên liệu và vùng trồng tập trung đủ lớn, sau đó đưa vào công nghiệp chế biến sâu, sản xuất theo hướng an toàn hữu cơ, sản phẩm ổn định đầu ra nâng cao giái trị ngành hàng quế. Thời gian qua, các cấp, các ngành ở tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách, dự án hỗ trợ phát triển loại cây trồng chủ lực này

  • Đắk Nông phát triển thêm hơn 9.200ha rừng

Với hoạt động trồng rừng, theo Sở NN-PTNT Đắk Nông, từ năm 2021 đến nay, Đắk Nông đã phát triển được trên 9.200ha rừng. Trong đó rừng trồng tập trung trên 3.700ha, nông lâm kết hợp trên 1.800ha, trồng cây phân tán gần 560ha và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng gần 3.100ha. Riêng chỉ tiêu trồng rừng tập trung, ngành NN-PTNT dự kiến có thể đạt hoặc vượt con số 5.000ha theo kế hoạch đề ra đến năm 2025. Để làm được điều này, ngành NN - PTNT tiếp tục triển khai các giải pháp triển khai đề án về phát triển rừng bền vững bằng phương thức nông, lâm kết hợp và trồng cây phân tán. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm và chủ rừng; nâng cao độ che phủ rừng và phát triển rừng tự nhiên gắn với phát triển kinh tế, xã hội, ổn định dân cư.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/8/2024: Xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng hơn 20%

Xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng hơn 20%; Nâng cao vai trò của người dân trong bảo vệ rừng; Các vụ xâm hại rừng tại Hà Tĩnh giảm mạnh qua từng năm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng