Bản tin Lâm nghiệp ngày 9/4/2024: Đẩy mạnh phục hồi rừng bằng cây bản địa

Đẩy mạnh phục hồi rừng bằng cây bản địa; Cung cấp thông tin cho các địa phương để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng; Tháo nhiều bẫy thú trên núi Sơn Trà.

Quỳnh Anh  | 16:00 09/04/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 9/4/2024: Đẩy mạnh phục hồi rừng bằng cây bản địa

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 9/4/2024: Đẩy mạnh phục hồi rừng bằng cây bản địa

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Cung cấp thông tin cho các địa phương để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Thưa quý vị và bà con, Hiện nay, tình trạng nắng nóng đang diễn biến phức tạp, bất thường, nhiều khu rừng đang ở cấp cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Thời gian vừa qua, nhiều vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra tại một số địa phương trên cả nước. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương yêu cầu thực hiện các giải pháp chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra. Trong đó, đề nghị Bộ NN-PTNT chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi toàn quốc. Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, cung cấp thông tin cho các địa phương để chủ động thực hiện các phương án về phòng cháy, chữa cháy rừng; duy trì, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng để thông tin kịp thời trên các phương tiện truyền thông.

  • Đẩy mạnh công tác phục hồi rừng bằng cây bản địa

Trong lĩnh vực trồng rừng, từ năm 2021 đến nay, Quảng Bình đã xây dựng được 106 mô hình trồng rừng bằng cây bản địa với độ che phủ trên 240 ha. Đến thời điểm hiện tại toàn bộ cây đều xanh, tốt, đảm bảo đúng mật độ. Quảng Bình đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ trồng 100.000ha rừng trồng nguyên liệu, trong đó diện tích rừng gỗ lớn và cây bản địa là 16.200ha, tập trung phục hồi rừng đầu nguồn. Để đạt được mục tiêu này, Quảng Bình đã huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ người dân, đồng thời từng bước hướng dẫn bà con lồng ghép các dự án phát triển các loài cây lâm nghiệp lâu năm với các loại cây đa mục tiêu, ngắn ngày nhằm tạo sinh kế bền vững.

  • Cứ 1 ngày kiểm lâm tháo được 2 cái bẫy trên núi Sơn Trà

Về hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học, Theo thông tin tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023 quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, trong năm qua, Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn đã phối hợp với các đơn vị tổ chức tuần tra, kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng với 114 đợt. Qua đó, phát hiện tháo gỡ, tiêu hủy hơn 530 dây bẫy bằng cáp nhỏ, hơn 240 bẫy kẹp, 19 lồng bẫy bằng lưới sắt; tiếp nhận từ công dân 14 bẫy kẹp và tháo gỡ, cứu hộ hai cá thể sóc, một cá thể chuột bị dính bẫy và tái thả lại rừng một con chim chào mào. Các lực lượng cùng Đội liên ngành tổ chức tuần tra bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng trên các tuyến đường xung quanh bán đảo Sơn Trà với 170 đợt ban ngày và 30 đợt tuần tra đêm.

  • Bắc Kạn phát triển vùng nguyên liệu dược liệu quy mô 225ha

Trong lĩnh vực phát triển sinh kế dưới tán rừng, Tỉnh Bắc Kạn có hơn 1.000 loại cây dược liệu, thời gian gần đây, một số dự án bảo tồn và phát triển cây dược liệu được triển khai cho kết quả khả quan. Phát huy lợi thế sẵn có, năm nay, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn thực hiện dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể. Dự án gồm các hạng mục như nhà máy chế biến, phát triển vùng nguyên liệu tại 8 xã thuộc huyện Ba Bể. Tổng quy mô dự án 225ha, trong đó có 70ha vùng trồng dược liệu tập trung, ứng dụng công nghệ cao và hơn 150ha khác đạt chuẩn GACP-WHO. Tổng mức đầu tư dự án từ nay đến năm 2025 là 229 tỷ đồng.

  • Căng mình phòng, chống cháy rừng

Với hoạt động bảo vệ rừng mùa khô, Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết nắng nóng gay gắt khiến hơn 28.000 ha rừng của tỉnh đối mặt với nguy cơ cháy cao. Từ đầu mùa khô 2023 - 2024 đến nay, tỉnh đã xảy ra 10 vụ cháy. Trong đó, có 9 vụ cháy trong lâm phần với diện tích rừng bị thiệt hại là gần 12 ha rừng trồng và 1 vụ cháy ngoài lâm phần giáp ranh với đất rừng. Hiện, cảnh báo cháy rừng tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang ở cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm. Tất cả đều “căng như dây đàn”, rừng cây thay lá khiến lớp thực bị khô tiếp tục đẩy nhiều cánh rừng có nguy cơ cháy rất cao.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 9/4/2024: Đẩy mạnh phục hồi rừng bằng cây bản địa

Đẩy mạnh phục hồi rừng bằng cây bản địa; Cung cấp thông tin cho các địa phương để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng; Tháo nhiều bẫy thú trên núi Sơn Trà.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'