Bản tin Thủy sản ngày 1/2/2024: Đồng quản lý để phát triển thủy sản bền vững

Đồng quản lý để phát triển thủy sản bền vững; Lợi ích kép từ tái chế phao xốp sau chuyển đổi ở Quảng Ninh; U Minh nói không với khai thác huỷ diệt.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 1/2/2024: Đồng quản lý để phát triển thủy sản bền vững

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 1/2/2024: Đồng quản lý để phát triển thủy sản bền vững

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Đồng quản lý để phát triển thủy sản bền vững

Thưa quý vị và bà con, tại buổi trao đổi với chủ đề "Các giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về Thực thi pháp luật thủy sản, Bảo tồn biển, Đồng quản lý & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU - hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển thủy sản bền vững” vừa diễn ra, ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết, việc triển khai các mô hình cụ thể như quỹ tái tạo và quỹ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cũng như mô hình đồng quản lý hỗ trợ cộng đồng cư dân ven biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Việt Nam đã tham gia các diễn đàn quốc tế về phòng chống IUU và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cùng sự hỗ trợ từ các công cụ của ASEAN và Tổ chức quốc tế, đã giúp Cục Kiểm ngư cập nhật kịp thời các thông tin và biện pháp để chống khai thác IUU, đóng góp tích cực vào nỗ lực toàn cầu.

  • Lợi ích kép từ tái chế phao xốp sau chuyển đổi ở Quảng Ninh​

Tại các địa phương, thực hiện chủ trương thay thế vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn, tỉnh Quảng Ninh có trên 6,85 triệu quả phao xốp cần chuyển đổi sang phao nhựa HDPE hợp quy. Do đó, địa phương phải có phương án xử lý phao xốp để không làm ảnh hưởng đến môi trường. Đến nay, việc thu gom phao xốp để thay thế đạt khoảng 98%. Để giải quyết bài toán rác thải từ phao xốp, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương lên phương án xử lý đảm bảo quy định, không làm ảnh hưởng đến môi trường. Theo đó, hiện nhiều địa phương trong tỉnh đã thực hiện tái chế phao xốp thành các loại nhiên, vật liệu khác. Vừa bảo vệ môi trường, vừa giải được bài toán về điểm tập kết tạm của các địa phương.

  • Giải pháp nuôi thủy sản bền vững

Còn ở Thừa Thiên Huế, vùng cát ven biển Ngũ Điền và nhiều địa phương ven biển của tỉnh được xác định có tiềm năng lớn để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng. Hiện, tỉnh có khoảng 400ha đã đưa vào thả nuôi. Trong điều kiện nuôi tôm trên cát thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ, thời gian gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp với một số địa phương ở Ngũ Điền nuôi tôm chân trắng trên cát thí điểm bằng ao tròn công nghệ cao, hai và ba giai đoạn. Từ vài vụ nuôi đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, nhờ diện tích ao nuôi nhỏ, hẹp nên dễ kiểm soát, xử lý môi trường, dễ chăm sóc tôm. Đây được xác định là giải pháp hướng đến nuôi thủy sản bền vững, an toàn, đem lại hiệu quả kinh tế bền vững và ổn định cho người nuôi.

  • U Minh nói không với khai thác huỷ diệt

Được đánh giá là có nhiều tiềm năng thủy sản nhưng thời gian gần đây, do tình trạng khai thác quá mức, đặc biệt là sử dụng các biện pháp khai thác có tính huỷ đã làm cho nguồn lợi thuỷ sản trong tự nhiên tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau ngày càng cạn kiệt, đe doạ nghiêm trọng đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp vận động người dân giao nộp lại dụng cụ khai thác thuỷ sản bất hợp pháp và nhận được sự ủng hộ của bà con. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, loại thiết bị này trong dân vẫn còn nhiều, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân tự giác giao nộp các dụng cụ đánh bắt thuộc danh mục cấm.

  • Cấp bách xử lý bồi lấp khu vực Bến Lội - Bình Châu

Thưa quý vị, từ đầu năm 2023, Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Bến Lội - Bình Châu, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xuất hiện hiện tượng bồi lấp tại khu vực cửa biển, luồng ra vào của tàu thuyền, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc di chuyển. Đặc biệt, từ tháng 10/2023 đến nay, các tàu cá tại khu vực này không thể xuất bến ra khơi. Trước tình trạng này, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa giao UBND huyện Xuyên Mộc chủ động, khẩn trương nạo vét khơi thông luồng lạch tại đây sớm nhất, đảm bảo trước ngày 10 tháng Giêng để ngư dân có thể ra khơi mở biển năm mới 2024.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 1/2/2024: Đồng quản lý để phát triển thủy sản bền vững

Đồng quản lý để phát triển thủy sản bền vững; Lợi ích kép từ tái chế phao xốp sau chuyển đổi ở Quảng Ninh; U Minh nói không với khai thác huỷ diệt.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa
Thời sự

Hôm nay, các vùng trên cả nước bước vào ngày nắng nóng thứ 4 liên tiếp với mức nhiệt nhiều nơi vượt 41 - 42 độ. Riêng miền Bắc từ đêm có mưa.

Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa