Bản tin Thủy sản ngày 1/3/2024: Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động nghề biển

Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động nghề biển; Ngăn chặn đánh bắt thủy sản bằng xung điện; Nuôi cá nước lạnh góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Quỳnh Anh  | 11:11 01/03/2024

Bản tin Thủy sản ngày 1/3/2024: Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động nghề biển

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 1/3/2024: Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động nghề biển

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động nghề biển

Thưa quý vị và bà con, những năm qua, ngoài các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, chính quyền các xã vùng bãi ngang ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai… của tỉnh Nghệ An đang nỗ lực đẩy mạnh mở rộng đa dạng ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động. Đơn cử như tại huyện Diễn Châu, mỗi năm, huyện này có gần 500 lao động vùng biển đi nước ngoài làm việc, có hàng nghìn công nhân làm việc trong các nhà máy tại các khu công nghiệp trong và ngoài huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Diễn Châu cho biết, hiện nay, toàn huyện có hơn 20% lao động nghề biển chuyển sang các ngành, nghề khác.

  • Nỗ lực ngăn chặn đánh bắt bằng xung điện

Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật về thủy sản, thời gian qua, tình trạng đánh bắt thuỷ sản bằng xung điện trên địa bàn xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau diễn ra rất phổ biến, làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên. Trước tình hình đó, UBND xã đã chỉ đạo các lực lượng chức năng xã tuần tra, kiểm soát địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý, đồng thời chỉ đạo các ngành, đoàn thể từ xã đến ấp tuyên truyền, vận động người dân giao nộp dụng cụ khai thác thuỷ sản bằng xung điện, giúp người dân hiểu được tác hại của việc sử dụng xung điện để đánh bắt cá. Ðến ngày 30/1/2024, trên địa bàn xã đã có 5 trường hợp tự nguyện giao nộp bộ kích điện dùng để khai thác thuỷ sản.

  • Nuôi cá nước lạnh góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Với hoạt động nuôi cá nước lạnh, nằm dưới chân núi Nả, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu mát mẻ, nguồn nước lạnh trong lành thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản đặc sản, trong đó có cá tầm. Đây là loại cá dễ tiêu thụ, có giá trị kinh tế cao. Theo UBND xã Việt Hồng, từ cơ sở nuôi cá tầm đầu tiên vào năm 2019, đến nay xã đã có 5 cơ sở nuôi cá tầm. Phấn khởi nhất là trong 5 cơ sở nuôi này có 3 cơ sở do trực tiếp người dân địa phương thực hiện; hai cơ sở còn lại thì liên kết với người dân địa phương. Nhờ nuôi cá đặc sản mà nhiều hộ dân trong xã đã có thu nhập cao, thường xuyên  tạo việc làm cho 15 - 20 lao động là người địa phương.

  • Nuôi cá lồng đóng góp tích cực cho kinh tế nông nghiệp

Tương tự, là một trong những địa phương có nhiều sông, hồ ở đồng bằng Bắc Bộ, tỉnh Hải Dương những năm gần đây rất chú trọng công tác nuôi trồng thủy sản, trong đó có nghề nuôi cá lồng trên sông và trong các ao hồ. Hiện toàn tỉnh có hơn 7.350 lồng cá đang nuôi với sản lượng bình quân đạt 20.000 tấn/vụ, chiếm hơn 20% sản lượng thủy sản nuôi trồng toàn tỉnh. Theo Sở NN-PTNT tỉnh này, lĩnh vực thủy sản nói chung, nuôi cá lồng trên sông và trong các ao, hồ chứa nói riêng của các hộ dân đang đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp của tỉnh. Nhiều hộ gia đình làm giàu từ nghề nuôi cá, có hộ cho thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

  • Hồng Ngự có 43 cơ sở nuôi cá tra đáp ứng chất lượng xuất khẩu

Đối với ngành hàng cá tra, trong năm 2023, thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi trong ao hơn 177ha; sản lượng đạt 60.080 tấn, tương đương 100,1% chỉ tiêu kế hoạch năm. Trong năm qua, TP Hồng Ngự chỉ đạo các ngành chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn Hội quán và các hộ nuôi cá tra tại địa phương nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và sản xuất bền vững. Hiện, toàn thành phố có 43/43 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định, đạt 100% so với yêu cầu; có 43/43 cơ sở nuôi cá tra đáp ứng chất lượng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 1/3/2024: Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động nghề biển

Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động nghề biển; Ngăn chặn đánh bắt thủy sản bằng xung điện; Nuôi cá nước lạnh góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'