Bản tin Thủy sản ngày 10/6/2024: Cấp bách bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ngọt

Cấp bách bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ngọt: Đồng bộ hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác điện tử; Nghề khai thác hải sản gặp nhiều bấp bênh.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 10/6/2024: Cấp bách bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ngọt

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 10/6/2024: Cấp bách bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ngọt

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Đồng bộ hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác điện tử

Thưa quý vị và bà con, tại buổi làm việc để triển khai thực hiện kế hoạch chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định – IUU mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ, mặc dù số lượng tàu cá đã lắp đặt thiết bị VMS rất cao, ở mức hơn 98% nhưng tình trạng tàu cá bị mất kết nối trên biển vẫn còn. Thứ trưởng yêu cầu Cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư làm việc để hoàn tất 100% tàu cá lắp đặt thiết bị VMS và sơn tàu theo quy định. Đồng thời, khẩn trương triển khai đồng bộ hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác điện tử, hoàn thành trước tháng 9 năm nay. Về theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, phải thường xuyên cập nhật danh sách theo quy định, xử lý 100% tàu cá “3 không”

  • Cấp bách bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ngọt

Trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Theo nhận định của ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, trữ lượng các loại thuỷ sản ở địa phương này đã giảm mạnh qua các năm gần đây. Ðặc biệt, sản lượng cá đồng giảm dần theo từng năm do hạn hán, xâm mặn, khai thác quá mức... Nghiêm trọng hơn, hiện nay đang vào đầu mùa mưa, thời điểm này nhiều loại cá bắt đầu sinh sản, việc khai thác thiếu ý thức của một số hộ dân đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Nguồn lợi thủy sản vùng ngọt. Theo tính toán của nhiều nông dân, nếu năm nào nước lớn thì 1 tấn cá non thả ra, sau 1 năm có thể cho thu hoạch gần 100 tấn cá thương phẩm. Vì vậy, việc bảo vệ và phát triển các loài thuỷ sản đang là vấn đề cấp bách được các ngành, các cấp thực hiện quyết liệt và nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

  • Tình hình nuôi cá lồng bè ổn định, người nuôi lãi khá

Với hoạt động nuôi trồng, Nghề nuôi cá lồng bè ven biển ở Kiên Giang được ngư dân áp dụng từ những năm 2000, phát triển mạnh trong khoảng 5 năm trở lại đây và được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, năm nay, tỉnh đề ra kế hoạch thả nuôi 4.000 lồng cá biển. Từ đầu năm đến nay, ngư dân các khu vực ven biển, ven đảo thả nuôi hơn 2.800 lồng, đạt trên 70% kế hoạch, sản lượng thu hoạch hơn 2.000 tấn. Tình hình nuôi cá lồng bè của tỉnh từ đầu năm đến nay tương đối thuận lợi, giá cá thương phẩm khá cao nên hầu hết người nuôi đều mang về khoản lợi nhuận khá cao.

  • Nghề khai thác hải sản gặp nhiều bấp bênh

Trong lĩnh vực khai thác, Hiện Hà Tĩnh có hơn 2.700 tàu cá đăng ký hoạt động khai thác hải sản trên biển nhưng có đến 80% tàu cá của ngư dân tỉnh này chỉ có thể hoạt động ở vùng ven bờ. Đây là thực tế đáng trăn trở, bởi muốn tăng sản lượng và hiệu quả khai thác thì phải vươn khơi, mặt khác giúp duy trì, bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng lộng. Ngư trường ven bờ có chiều hướng cạn kiệt nguồn lợi hải sản, tàu công suất nhỏ lại không thể vươn khơi, trong khi đó, cơ sở hạ tầng nghề cá còn tồn tại nhiều bất cập, nhất là hệ thống các cửa sông, cửa lạch bị bồi lắng nghiêm trọng khiến tàu cá ra vào cửa lạch, cảng cá gặp nhiều khó khăn. Trước những chuyến biển bấp bênh, thuyền viên không có thu nhập, nhiều ngư dân, đặc biệt là những ngư dân trong độ tuổi sung sức đã chuyển làm nghề khác.

  • Luồng lạch bị bồi lấp, số lượng tàu cá vào cảng giảm dần mỗi năm

Thưa quý vị và bà con, Hiện nay, luồng lạch ra vào khu neo đậu tàu thuyền và cảng cá Mỹ Á, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bị bồi lấp nghiêm trọng, khiến nhiều tàu cá công suất lớn không thể ra vào cảng, buộc ngư dân phải đến các địa phương khác để bán hải sản và neo đậu. Theo Ban quản lý cảng cá Mỹ Á, số lượng tàu cá vào cảng giảm dần mỗi năm. Năm 2023, tàu cá ra vào giảm hơn 1.100 lượt so với năm 2022; 5 tháng đầu năm nay, chỉ có hơn 1.500 lượt tàu cá ra vào, tàu cá công suất lớn khai thác xa bờ hầu như không vào cảng. Không chỉ ngư dân, những cơ sở hậu cần nghề cá cũng chịu chung cảnh đìu hiu. Một số cơ sở hoạt động cầm chừng phục vụ cho một số ít tàu cá vào bến.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 10/6/2024: Cấp bách bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ngọt

Cấp bách bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ngọt: Đồng bộ hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác điện tử; Nghề khai thác hải sản gặp nhiều bấp bênh.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 28/6/2024: Lâm Đồng xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt
Thời sự

Lâm Đồng xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt; Kiểm soát tôm hùm đất nhập lậu để bảo vệ sản xuất nông nghiệp; 25 tấn cá lăng chết trắng hồ Ya Ly.

Bản tin Thủy sản ngày 28/6/2024: Lâm Đồng xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt
Giải quyết những tồn tại để ngành sắn xứng tầm vị thế
Thời sự

Chung tay giải quyết những tồn tại để ngành sắn xứng tầm vị thế; Cả nước có 440 cơ sở giết mổ động vật tập trung; Sâu cuốn lá nhỏ nở rộ từ 31/6.

Giải quyết những tồn tại để ngành sắn xứng tầm vị thế