Bản tin Thủy sản ngày 7/6/2024: Na Uy là động lực cho nuôi biển Việt Nam

Na Uy là động lực khởi nguồn cho nuôi biển Việt Nam; Sản lượng tôm nước lợ, cua biển nuôi tăng mạnh; Xuất khẩu thủy sản của Bạc Liêu tăng trưởng mạnh.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 7/6/2024: Na Uy là động lực cho nuôi biển Việt Nam

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 7/6/2024: Na Uy là động lực cho nuôi biển Việt Nam

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Na Uy là động lực khởi nguồn cho nuôi biển Việt Nam

Thưa quý vị và bà con, mới đây tại Hà Nội, Đại sứ quán Na Uy và Cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT vừa tổ chức cuộc họp “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển thương hiệu quốc gia cho nuôi biển Việt Nam”. Chia sẻ tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, Na Uy đã phải trải qua một quá trình tổ chức thành công ngành nuôi biển, từ một ngành nhỏ lẻ phát triển thành quy mô công nghiệp có thương hiệu. Bên cạnh đó, Na Uy có thời gian dài hợp tác với Việt Nam và là động lực khởi nguồn cho nuôi biển Việt Nam. Trong giai đoạn mới, ngành thủy sản Việt Nam mong muốn Na Uy tiếp tục hỗ trợ xây dựng được những tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, từ đó làm tiền đề hỗ trợ cho phát triển nuôi biển Việt Nam.

  • Sản lượng tôm nước lợ, cua biển nuôi tăng mạnh

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tại Kiên Giang, địa phương hiện đã bước vào chính vụ thu hoạch tôm nuôi nước lợ, cua biển nuôi. Nhờ thị trường tiêu thụ thuận lợi hơn nên giá bán tốt, sản lượng tăng mạnh. Theo Chi cục Thủy sản Kiên Giang, đến giữa tháng 5, người dân trong tỉnh đã thả nuôi được 272.600ha thủy sản các loại, tăng hơn 3,7% so với cùng kỳ. Trong đó, tôm nuôi nước lợ trên 132.860ha. Diện tích nuôi cua biển đạt gần 83.000ha. Nuôi các loại nhuyễn thể ven biển, nuôi cá lồng bè trên biển, nuôi cá ao, ruộng, vèo… diện tích đều tăng so với cùng kỳ. Trong tháng 5, tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng nông dân đã thu hoạch đạt hơn 47.100 tấn, tăng mạnh so với tháng trước gần 60% do đã vào chính vụ thu hoạch. Trong đó, tôm nuôi nước lợ thu hoạch được gần 11.700 tấn, cua biển nuôi 3.340 tấn.

  • Hà Tĩnh phấn đấu hoàn thành xuống giống tôm xuân hè trước 30/6

Cũng liên quan tới lĩnh vực này, vụ nuôi tôm xuân hè năm nay, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu thả nuôi 2.250 ha. Đến nay, người nuôi trồng đã xuống giống 700 triệu con tôm thẻ chân trắng, trên diện tích 1.450 ha, đạt gần 65% kế hoạch. Trong đó xuống giống nuôi thâm canh công nghệ cao hơn 500 ha; bán thâm canh và quảng canh cải tiến 950 ha. Để đảm bảo vụ nuôi “chắc thắng”, Chi cục Thủy sản và Chi cục chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh khuyến cáo, bà con cần vệ sinh ao nuôi kỹ càng nhằm giảm thiểu dịch bệnh trong quá trình sản xuất; theo dõi, thay nước đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt trong giai đoạn nắng nóng. Riêng những diện tích chưa thả nuôi phấn đấu xuống giống trước ngày 30/6.

  • Xuất khẩu thủy sản của Bạc Liêu tăng trưởng mạnh

Về hoạt động xuất khẩu thủy sảntại các địa phương, Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, tiếp tục đà phục hồi những tháng cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm nay của tỉnh có sự tăng trưởng mạnh, là điểm sáng giúp tỉnh lọt vào tốp đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm. Cụ thể, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2024 của tỉnh ước đạt hơn 370 triệu USD. Trong đó tôm đông lạnh ước đạt hơn 350 triệu USD, bằng hơn 31% kế hoạch, tăng gần 7% so với cùng kỳ. Hiện, Bạc Liêu hiện có 48 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, với công suất chế biến thiết kế gần 300.000 tấn/năm. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã thực hiện các giải pháp linh hoạt để thích ứng kịp thời với diễn biến của thị trường thế giới.

  • Cửa biển bồi lấp, ngư dân gặp khó

Thưa quý vị, Cửa biển Lạch Vạn là một trong 6 cửa lạch lớn nhất tỉnh Nghệ An, là nơi neo đậu của hàng trăm tàu thuyền của ngư dânhuyện Diễn Châu. Hiện nay, cửa biển này bị cát bồi lấp, khiến đoạn đường thủy quan trọng bị thu hẹp. Tàu cá nằm bờ nhiều tháng không dám ra khơi. Theo Phòng NN-PTNT huyện Diễn Châu, tình trạng cửa Lạch Vạn bị bồi lắng xảy ra từ trước đến nay, mặc dù nhiều lần Sở NN&PTNT tổ chức nạo vét nhưng sau một thời ngắn thì đâu lại vào đấy. Cửa lạch bị bồi lắng, cũng là lý do khiến ngư dân lâu nay không dám đầu tư đóng thuyền to, máy lớn. Nguyên nhân khiến cửa Lạch Vạn bị bồi lấp, được ngành chức năng xác định do lượng phù sa từ sông Bùng đẩy xuống, tạo nên những doi cát có xu hướng ngày càng làm hẹp, nắn dòng và biến dạng cửa lạch.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 7/6/2024: Na Uy là động lực cho nuôi biển Việt Nam

Na Uy là động lực khởi nguồn cho nuôi biển Việt Nam; Sản lượng tôm nước lợ, cua biển nuôi tăng mạnh; Xuất khẩu thủy sản của Bạc Liêu tăng trưởng mạnh.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 1/7/2024: Bảo tồn vượn Cao Vít vùng biên giới
Thời sự

Nỗ lực bảo tồn vượn Cao Vít tại biên giới Việt - Trung; Bảo vệ quần thể lim xanh trăm năm tuổi; Rừng Kiên Giang ‘thoát hiểm’ nhờ mưa đầu mùa.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 1/7/2024: Bảo tồn vượn Cao Vít vùng biên giới
Bản tin Thủy sản ngày 1/7/2024: Tập trung gỡ khó về giao mặt nước nuôi biển
Thời sự

Tập trung gỡ khó về giao mặt nước nuôi biển; Từ năm 2022, Tiền Giang không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; Thanh Hóa phát triển chế biến thủy, hải sản.

Bản tin Thủy sản ngày 1/7/2024: Tập trung gỡ khó về giao mặt nước nuôi biển