Bản tin Thủy sản ngày 16/1/2024: Để giấc mơ thủy sản vươn xa

Để giấc mơ thủy sản vươn xa; Sản phẩm tôm Cà Mau có mặt trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ; Khó kiểm soát hoạt động khai thác gần bờ.

Quỳnh Anh  | 13:41 16/01/2024

Bản tin Thủy sản ngày 16/1/2024: Để giấc mơ thủy sản vươn xa

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 16/1/2024: Để giấc mơ thủy sản vươn xa

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Để giấc mơ thủy sản vươn xa

Thưa quý vị và bà con, Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP, năm 2024, những khó khăn, thách thức của ngành thủy sản vẫn còn và dự báo tiếp tục kéo dài, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm. Để giấc mơ thủy sản vươn xa, bền vững mà không phải trông chờ “thoát hiểm cuối năm” như hiện tại, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thôngVASEP cho rằng, ngành thủy sản cần phải gỡ được thẻ vàng của Ủy ban châu Âu để có thể tìm lại thị phần ở các thị trường tiềm năng. Bên cạnh đó, gia tăng cạnh tranh đối với sản phẩm thủy sản thông qua chế biến sâu, tận dụng triệt để giá trị nguyên liệu và tối ưu hóa giá thành sản xuất thông qua việc tiết giảm tối đa các chi phí đầu vào của mô hình nuôi trồng hiện tại cũng là điều mà các doanh nghiệp cần tính toán.

  • Sản phẩm tôm Cà Mau có mặt trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ

Riêng tại tỉnh Cà Mai, dựa vào lợi thế và tiềm năng vốn có, thời gian qua, Cà Mau đã chuyển mình và vươn lên mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thủy sản - ngành kinh tế mũi nhọn đã và đang được Cà Mau tập trung đầu tư. Theo UBND Cà Mau, hàng năm, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh đạt trên 600.000 tấn, riêng sản lượng tôm đạt trên 250.000 tấn, chiếm khoảng 22% của cả nước. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm của Cà Mau đạt hơn 1,2 tỷ USD. Sản phẩm tôm Cà Mau tự hào đã có mặt trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 4 thị trường chủ lực là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc. Ngày nay, con tôm đã thật sự trở thành sản phẩm không thể tách rời với đời sống vật chất, tinh thần của nông dân Cà Mau.

  • Khó kiểm soát hoạt động khai thác gần bờ

Trong lĩnh vực quản lý hoạt động khai thác thủy sản, theo Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị, địa phương này hiện có trên 1,8 nghìn tàu cá có chiều dài dưới 6m. Vì tàu cá nhỏ nên ngư dân chủ yếu mưu sinh vùng bờ, vùng lộng, hiệu quả đánh bắt, khai thác thấp. Đặc điểm vùng bờ, vùng lộng là vào mùa biển động thường có nhiều tôm cá hơn. Vì vậy, nhiều ngư dân vẫn mạo hiểm dùng thuyền nhỏ đánh bắt. Những tàu cá này hầu hết đã cũ, độ an toàn thấp, lại không có số hiệu nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Cũng vì thế mà tai nạn thường xảy ra ở các vùng bãi ngang khi bà con khai thác gần bờ. Các vụ tai nạn, rủi ro xảy ra trên biển chủ yếu do bị sóng đánh, giông lốc gây hư hỏng tàu thuyền hoặc thiết bị, máy móc đã cũ, không thể vận hành an toàn trong mỗi chuyến đánh bắt.

  • Rà soát số liệu tàu cá để điều chỉnh giấy phép khai thác thủy sản

Còn tại Quảng Nam, UBND tỉnh này vừa có văn bản về việc rà soát số liệu tàu cá để xem xét điều chỉnh hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi trong năm 2024. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tổ chức rà soát, tổng hợp số liệu, cập nhật số tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên theo nghề đã được đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản và báo cáo đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong triển khai việc giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản theo quy định. Tham mưu điều chỉnh hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ, vùng lộng sát với thực tế số tàu cá hiện có, phù hợp. Báo cáo kết quả rà soát trình UBND tỉnh trước ngày 28/1 để duyệt ký, gửi Bộ NN&PTNT theo yêu cầu.

  • Làng nghề cá khô nổi tiếng nhộn nhịp sản xuất phục vụ Tết

Trong lĩnh vực chế biến thủy sản, Làng nghề cá khô Vàm Láng là một trong những nơi sản xuất cá khô nổi tiếng của Tiền Giang, vào những ngày cận tết Nguyên Đán, làng nghề này nhộn nhịp với cảnh sơ chế cá tươi, phơi khô để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp sắp tới. Làng nghề cá khô Vàm Láng mỗi năm sử dụng khoảng 5.000 tấn cá tươi các loại, cung cấp cho thị trường 1.500 tấn khô cá mối, cá lưỡi trâu, cá chỉ vàng, cá đổng, cá lù đù… Do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết tăng cao nên các hộ làm cá khô đều tăng số lượng nhân công cùng công suất hoạt động gần 50% để phục vụ sản xuất. Làng nghề tạo thêm sinh kế cho nhiều công nhân với mức thu nhập trung bình từ 4 triệu đồng mỗi tháng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 16/1/2024: Để giấc mơ thủy sản vươn xa

Để giấc mơ thủy sản vươn xa; Sản phẩm tôm Cà Mau có mặt trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ; Khó kiểm soát hoạt động khai thác gần bờ.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'